Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 60

PGS TS Cao Văn Liên

03/10/2023 06:09

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa - Tập IV B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

Kỳ 60

Luật Hồng Đức còn nêu lên quyền bình đẳng. Đó là quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền bình đẳng dân tộc, quyền tư hữu, quyền được nhà nước bảo vệ hôn nhân, quyền được ly hôn của phụ nữ, quyền được học tập và giáo dục, quyền thuận tình kết hôn và lập gia đình. Quyền bà mẹ và trẻ em được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, quyền an sinh xã hội, quyền được chăm sóc sức khỏe.  Luật Hồng Đức còn mang tính nhân văn, tính nhân đạo như áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho phụ nữ phạm tội.

     Tóm lại nét đặc sắc tiến bộ nhất của luật Hồng Đức là bênh vực bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Sở dĩ có điểm tiến bộ này là thời gian mà bộ luật ra đời lúc chế độ phong kiến  Đại Việt đang đạt đỉnh cao và phát triển đến thời kỳ cực thịnh về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự. Trước đó mới gần nửa thế kỷ, những chiến công chói lọi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh, hoàn thành giải phóng dân tộc vẫn còn tỏa ánh hào quang rực rỡ mà công lao đóng góp to lớn của nhân dân vào cuộc kháng chiến hẳn chưa phai mờ đối với triều đại Hậu Lê. Thời Lê Sơ cũng là lúc những tư tưởng thân dân của các nhà tư tưởng vĩ đại của Việt Nam, tiêu biểu như Nguyễn Trãi đã và đang phát triển chín muồi rực rỡ. Tất cả những hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng của Lê Thánh Tông. Bản thân Lê Thánh Tông không chỉ là vị minh quân mà còn là nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà quân sự, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông không  chỉ ngồi trên ngai vàng cai trị mà ông đã đi “vi hành” không ít để nắm tình hình thực tiễn của đất nước. Ông thở hơi thở của nhân dân, của dân tộc, của thời đại. Ông biết nhân dân muốn gì, nhân dân cần gì. Tất cả đã đúc kết trong sự nghiệp chính trị của ông. Điều đó cũng đã làm nên tư tưởng lập pháp tiến bộ của ông và bộ “Quốc triều hình luật” là đỉnh cao nhất của lịch sử lập pháp Việt Nam thời Trung Đại. Nhiều tư tưởng và kỹ thuật lập pháp của ông là đỉnh cao của tư tưởng pháp luật thế giới đương thời.

    Những tư tưởng tiến bộ nhân văn của luật Hồng Đức  còn nguyên giá trị cho các triều đại học tập khi xây dựng luật, đó là luật pháp là công cụ bảo vệ nhân dân lao động, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, bảo vệ độc lập dân tộc, kiên quyết chống tham nhũng, cửa quyền, xây dựng một xã hội bình đẳng, pháp quyền, nhân văn.                                                                                                                                                        Luật hôn nhân gia đình. Luật nhà Lê tập trung bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền, đề cao vai trò của người đàn ông, người cha, người chồng, con trưởng, vợ cả. Luật thừa nhận chế độ Luật hôn nhân gia đình nhà Lê tập trung bảo về chế độgia tộc phụ quyền, đề cao vai trò của người đàn ông, người cha, người chồng, con trưởng, vợ cả. Luật thừa nhận chế độ hôn nhân không tự do, điều 314 quy định: Luật Luật hôn nhân gia đình “Hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi có sự đồng ý của hai bên cha mẹ, có sự trao đồ sính lễ với sự chứng kiến của họ hàng hai bên, và cuộc hôn nhân đó không được vi phạm một trong những điều cấm đoán như hai người là họ hàng thân thích, khi có tang cha mẹ bên vợ hoặc chồng, khi cha, mẹ bị giam cầm tù tội, quan lại lấy người hát xướng, học trò lấy vợ goá của thầy học”. Luật thừa nhận chế độ nhiều vợ. Luật không đề cập đến quyền tự do quyết định của hai bên nam nữ, đối tượng tạo nên cuộc hôn nhân. Trong gia đình, cha, chồng là người quyết định cao nhất. Luật không quy định xử phạt nếu chồng đánh vợ. Chỉ khi đánh vợ bị thương mới bị xử rất nhẹ, nhẹ hơn đánh người khác gấp 3 lần. Đàn ông được quyền bỏ vợ nếu vợ phạm các điều thất xuất: Không có con, không thờ phụng bố mẹ chồng, dâm đãng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông và ác tật.

Trong khi đó, phụ nữ có quá nhiều nghĩa vụ, luật xử phạt phụ nữ khi không chung thủy với chồng, phụ nữ đánh chồng bị đày ra ngoài châu xa, điền sản phải trả lại cho chồng. Phụ nữ phải phục tùng chồng. Chồng chết để tang 3 năm mới được tái giá, không được tự tiện bỏ nhà chồng đi nơi khác. Luật thừa nhận chế độ đàn ông có nhiều vợ nên có một số điều khoản phân biệt vị trí cao thấp sang hèn giữa vợ cả và vợ lẽ, giữa thê và thiếp.

Nhưng khác với các bộ luật phong kiến trước đó, Luật Hồng Đức đã chú ý bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. Trong hôn nhân, luật đề cao tín nghĩa, không cho phép bội ước sau khi đã kết hôn. Như điều 307 cho phép vợ có quyền trình đơn xin bỏ chồng nếu 5 tháng (có con là 1 năm) bị chồng bỏ rơi. Quy định này nhằm ngăn chặn sự thiếu trách nhiệm của chồng đối với vợ, giúp cho phụ nữ tự giải phóng mình khi bị phản bội. Luật cho phép con gái được hưởng quyền thừa kế cùng với con trai. Trong trường hợp không có con trai, con gái trưởng được giao đất hương hoả để thờ bố mẹ, tổ tiên. Trong gia đình, người vợ được ít nhiều quyền sở hữu tài sản. Khi ly hôn, luật cho người vợ có quyền sở hữu tài sản riêng của mình và được chia tài sản chung của hai vợ chồng nếu như cuộc ly hôn do lỗi ở người chồng. Khi chồng chết, vợ có quyền thừa kế tài sản. Đó là những điều tiến bộ đáng được đánh giá cao của “Luật Hồng Đức” trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến. Trong gia đình, luật quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dưỡng, nuôi dạy con cái. Con cái có nghĩa vụ vâng lời cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Phải để tang ông bà, cha mẹ trong 3 năm, có thể chịu tội thay cho ông bà, cha mẹ. Luật quy định nếu nuôi con nuôi phải ghi rõ đứa con đó có được chia tài sản hay không. Nếu không có di chúc, khi đưa xử theo luật, con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần tài sản.

Quốc triều hình luật” là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng. Điều này chứng minh cho sự phát triển của luật phong kiến và nhà nước phong kiến. Luật quy định các cấp xét xử đối với từng                                                                              “Quốc triều hình luật” là bộ luật đầu tiên có quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng. Điều này chứng minh cho sự phát triển của luật phong kiến và Nhà nước phong kiến. Luật quy định các cấp xét xử đối với từng loại việc. Việc rất nhỏ kiện ở xã quan. Việc nhỏ và vừa kiện ở quan phủ. Việc lớn mới đưa lên kinh đô. Xử ở cấp đầu tiên, người khiếu kiện không thoả mãn, được phép kêu kiện lên cấp trên. Luật quy định thời hạn đưa vụ việc ra xét xử: Quan để án quá một tháng không xét thì bị giáng chức, quá 3 tháng bãi chức, quá 5 tháng phạt đồ. Luật quy định quan khi xét hỏi phải thấu tình đạt lý, khi định tội phải đúng luật. Khi xét xử nếu thấy chứng cớ còn nghi ngờ phải tạm dừng để xem xét điều tra cho rõ ràng. Quan lại có trách nhiệm phải đích thân tiến hành việc khám xét. Tang vật thu được phải bảo vệ cận thận, không được biến tang vật thành của riêng. Khi tiến hành bắt người phải có chứng cớ. Quan quân coi ngục không được sách nhiễu phạm nhân. Phạm nhân phải được giam giữ nơi quy định và được chăm sóc khi bị bệnh. Không được tra tấn người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi. Phụ nữ đang mang thai được hoãn thi hành án. Pháp luật trừng trị quan lại khi xét xử ăn hối lộ và gian dối.  Luật tố tụng của “Quốc triều hình luật” chặt chẽ và thể hiện sự tiến bộ, nhân ái. Luật này có tác dụng ngăn chặn sự tuỳ tiện và thiếu công bằng trong xét xử, buộc những người “cầm cân nẩy mực” phải có trách nhiệm với những quy định như trên, pháp chế được bảo đảm luật được đề cao trong hoạt động của Nhà nước. Ngoài ra, “Quốc triều hình luật” còn có quy định về tài chính-thuế khoá, về chế độ lao dịch, về quản lý hộ khẩu, về một số chính sách với dân tộc thiếu số.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 60" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn