Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 54

PGS TS Cao Văn Liên

27/09/2023 06:09

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa - Tập IV B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

Kỳ 54

5. Đạo Thừa Tuyên An Bang

 Thời Lê Thái Tổ là An Bang thuộc Đông Đạo, từ năm 1466 là thừa tuyên An Bang, năm 1490 gọi là xứ An Bang. Gồm có 1 phủ: Phủ Hải Đông gồm các huyện: Hoành Bồ (Hoành Bồ và một phần  Hạ Long), Yên Hưng (Quảng Yên và một phần Hạ Long), Hoa Phong (Cát Hải) và các châu: Tiên Yên, Vạn Ninh),  Vĩnh An, Vân Đồn (cù lao Lợn Lòi phía đông vịnh Bái Tử Long).

 6. Đạo Thừa Tuyên Lạng Sơn

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc Đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Lạng Sơn, năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn. Chỉ có 1 phủ: Phủ Trường Khánh (Lạng Sơn) gồm các châu: Thất Nguyên (Tràng Định), Văn Uyên (Văn Lãng), Văn Lan (một phần Chi Lăng và Văn Quan), Châu Ôn (một phần Chi Lăng), Lộc Bình (Lộc Bình và Cao Lộc), An Bác (Sơn Động, Thoát Lãng).

 7. Đạo Thừa Tuyên Thái Nguyên/Ninh Sóc

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc. Gồm các phủ: Phủ Phú Bình gồm các huyện Phổ Yên, Đại Từ, Tư Nông (Phú Bình), Bình Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Đồng Hỷ, Văn Lãng (Văn Lãng, Lạng Sơn), Võ Nhai, Phú Lương và châu Định Hóa. Phủ Thông Hóa ( Bắc Kạn) gồm huyện Cảm Hóa (Ngân Sơn và Na Rì) và châu Bạch Thông ( Bắc Kạn,  Bạch Thông, Chợ Đồn và Chợ Mới). Phủ Cao Bình, vốn là phủ Bắc Bình (Cao Bằng) gồm các châu: Thạch Lâm (Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An), Quảng Uyên (Quảng Uyên và Phục Hòa), Thượng Lang (Trà Lĩnh và Trùng Khánh), Hạ Lang.

8. Đạo Thừa Tuyên Tuyên Quang

Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang. Chỉ có 1 phủ:  Phủ Yên Bình gồm huyện Phúc Yên (Yên Sơn và Hàm Yên), và các châu: Vị Xuyên (Vị Xuyên, Xín Mần và Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Quang Bình và  Hà Giang. Kèm thêm cả phần đất các động Ngưu Dương (nay là Mã Quan), Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc châu Vị Xuyên, mà trong đó gồm có cả vùng Tụ Long, phần đất này nay thuộc các huyện Mã Quan, Ma Lật Pha, Thu Vật (Yên Bình thuộc Yên Bái), Đại Man (Chiêm Hóa), Bảo Lạc (Bảo Lạc thuộc Cao Bằng), Lục Yên ( Yên Bái).

9. Đạo Thừa Tuyên Hưng Hóa

 Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Hưng Hóa, năm 1490 đổi là xứ Hưng Hóa. Gồm các phủ: Phủ Gia Hưng gồm các huyện: Thanh Nguyên (Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy thuộc Phú Thọ), Phù Hoa (Phù Yên thuộc Sơn La), Mai Châu (nam Mai Châu thuộc Hòa Bình), Mộc Châu (phần còn lại của Mai Châu thuộc Hòa Bình và Mộc Châu thuộc Sơn La), Việt Châu (Yên Châu và Bắc Yên), Thuận Châu. Phủ Quy Hóa gồm các huyện: Văn Chấn ( Yên Bái), Yên Lập (Yên Lập thuộc Phú Thọ), Trấn Yên (Yên Bái), Văn Bàn ( Lào Cai), Thủy Vĩ (Lào Cai). Phủ An Tây gồm các châu: Chiêu Tấn (Lai Châu, Tam Đường và Phong Thổ, Sìn Hồ), Quỳnh Nhai ( Sơn La), Luân ( Tủa Chùa, nằm giữa Quỳnh Nhai và Tuần Giáo), Lai (Mường Lay và phía nam huyện Nậm Nhùn, huyện Sìn Hồ), châu Tuy Phụ (là khoảng phía bắc huyện Mường Tè Lai Châu), châu Khiêm (khoảng phần phía nam Mường Tè và Nậm Nhùn Lai Châu), châu Hoàng Nham (là Mường Tông, Mường Nhé, Điện Biên), châu Lễ Tuyền ( Lục Xuân châu Hồng Hà), châu Hợp Phì ( Mường Mì hay Xiềng My), huyện Kim Bình châu Hồng Hà, châu Tung Lăng ( Phù Phang), châu Quảng Lăng  Mường La, (Mường Lạp, Meng-la-xiāng Kim Bình), châu Hồng Hà.

 10. Đạo Thừa Tuyên Thanh Hóa

Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, thời Lê Thái Tông gồm 6 phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô, Trường Yên, Thiên Quan; năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hóa; năm 1490 đổi là xứ Thanh Hóa. Gồm các phủ: Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa) gồm các huyện Thụy Nguyên, phía Bắc Thiệu Hóa, phía Bắc Thọ Xuân và phần lớn Ngọc Lặc), Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc), Đông Sơn ( Đông Sơn và một phần Thiệu Hóa), Lôi Dương (một phần Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Thường Xuân), Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành (một phần Thạch Thành), Bình Giang (tây bắc Thạch Thành). Phủ Hà Trung có các huyện: Hoằng Hóa ( Hoằng Hóa và một phần trấn trị Thanh Hóa), Thuần Hựu (Hậu Lộc), Tống Sơn (Hà Trung và Bỉm Sơn). Phủ Tĩnh Gia có các huyện: Nông Cống (phần lớn Nông Cống  một phần Triệu Sơn), Ngọc Sơn (Tĩnh Gia và một phần Nông Cống), Quảng Xương (Quảng Xương,  Sầm Sơn và một phần trấn trị Thanh Hóa). Phủ Thanh Đô có huyện Thọ Xuân (phần lớn Thường Xuân và các châu: Quan Gia (gần biên giới Lào), Tầm (tây bắc Quan Hóa ), Lang Chánh, Sầm.

11. Đạo Thừa Tuyên Nghệ An

Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Nghệ An, năm 1490 đổi là xứ Nghệ An. Tương đương Nghệ An và Hà Tĩnh, gồm các phủ: Phủ Diễn Châu gồm các huyện Đông Thành (Diễn Châu và Yên Thành), Quỳnh Lưu ( Quỳnh Lưu, một phần Nghĩa Đàn và  Thái Hòa ).  Phủ Anh Đô gồm các huyện: Hưng Nguyên ( Hưng Nguyên và một phần Vinh), Nam Đường (Anh Sơn và Nam Đàn). Phủ Đức Quang gồm các huyện Thiên Lộc (Can Lộc, một phần Lộc Hà và một phần  Hồng Lĩnh), Chân Phúc (Nghi Lộc, Cửa Lò và một phần Vinh), Thanh Chương, Hương Sơn (Hương Sơn, Hương Khê và một phần Vũ Quang), Nghi Xuân. Phủ Hà Hoa gồm các huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh,  một phần Lộc Hà), Kỳ Hoa (Kỳ Anh và Cẩm Xuyên). Phủ Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu hiện nay), gồm các huyện Thúy Vân và Trung Sơn.  Phủ Trà Lân gồm 4 huyện Tương Dương (Tương Dương, Nghệ An), Kỳ Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An), Vĩnh Khang (một phần Tương Dương, Nghệ An), Hội Nguyên (tả ngạn sông Lam từ Thanh Chương đến cửa Rào). Phủ Ngọc Ma gồm có châu Trịnh Cao (châu gồm 12 động). Phủ Lâm An chỉ có 1 châu Quỳ Hợp gồm 12 động và 11 sách, vốn là đất Bồn Man (khoảng  Hương Khê Hà Tĩnh, đầu nguồn của sông Ngàn Sâu). Phủ Trấn Biên. Phủ Trấn Ninh: là đất Bồn Man, nhập vào Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông, gồm 7 huyện: Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận.

12. Đạo Thừa Tuyên Thuận Hóa

Thời Lê Thái Tổ là hai lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Thuận Hóa, năm 1490 đổi là xứ Thuận Hóa. Gồm các phủ: Phủ Tân Bình: gồm các huyện Kiến Lộc (Quảng Ninh, Quảng Bình), Lệ Thủy, Minh Linh (Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc Quảng Trị ) và châu Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa Quảng Bình).  Phủ Triệu Phong gồm các huyện Vũ Xương (Triệu Phong), Hải Lăng, Đan Điền (Quảng Điền và một phần Phong Điền), Kim Trà (Hương Trà và một phần Phong Điền), Tư Vang (Hương Thủy và Phú Lộc ), Điện Bàn (Quảng Nam). Châu Tỉnh An.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 54" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn