Thể chế phát triển bền vững - thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng

02/10/2023 19:20

Theo dõi trên

Thể chế phát triển bền vững là khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về khía cạnh thể chế và phát triển bền vững. Bằng tư duy khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn các khái niệm này và xây dựng luật, kinh tế thị trường xã hội phát triển bền vững ở Việt Nam.

Thực chất, định nghĩa thể chế phát triển bền vững

Thể chế phát triển bền vững (Sustainable development institutions) bao hàm các khái niệm thể chế và phát triển bền vững. Do vậy, để nhận thức đúng đắn thể chế phát triển bền vững, trước hết cần phải làm rõ các khái niệm này và mối liên hệ giữa chúng với nhau trong đời sống xã hội.

i) Thể chế là gì?

Thể chế bao hàm các thuật ngữ “thể” và “chế”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), thể gắn với nội dung “làm y theo; thể theo”, nghĩa là nói về công chức, viên chức trong cơ quan hành pháp (chính phủ) của quốc gia đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển; chế gắn với hình thức làm ra một “chất mới nào đó”, nghĩa là nói về đại biểu dân cử trong cơ quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện) của quốc gia xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển; thể chế gắn với nguyên lý làm ra “quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”, nghĩa là “nói về đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố (kiểm sát) viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (toà án, viện công tố hay viện kiểm sát) của quốc gia đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển” [1]. Tức là, thể chế biểu hiện thực chất cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Theo đó, thể chế gắn liền với nguyên tắc phát triển của luật (principles of development of law) hay luật phát triển (development law).

ii) Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững bao hàm các thuật ngữ “phát”, “triển”, “bền” và “vững”; phát và bền biểu hiện bản chất chưa cân đối về môi sinh của các tập thể loài vật trong tự nhiên, chưa công bằng về quyền lợi vật chất của các nhóm trong cộng đồng người; triển và vững biểu hiện tính chất không cân bằng về môi trường của các cá thể loài vật trong tự nhiên, không bình đẳng về giá trị tinh thần của các cá nhân trong nhóm; còn phát triển bền vững biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, phát triển bền vững biểu hiện ở các mặt chủ yếu như sau: bản chất phát triển lâu bền trong thế giới tự nhiên, tính chất phát triển vững chắc trong xã hội loài người, thực chất phát triển bền vữngtrong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; thế giới tự nhiên không phát triển lâu bền thì xã hội loài người không thể phát triển vững chắc.

iii) Mối liên hệ giữa thể chế và phát triển bền vững, thực chất thể chế phát triển bền vững:

Thể chế và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành thể chế phát triển bền vững hay luật phát triển bền vững (sustainable development law). Thể chế phát triển bền vững biểu hiện thực chấtcơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

So sánh thể chế phát triển bền vững với chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng, thuật ngữ “thể” (nội dung, phương pháp) tương tự chữ số âm (-) chưa gắn với phát triển bền vững (negative numbes are not associated with sustainable development); thuật ngữ “chế” (hình thức, mục tiêu) tương tự chữ số dương (+) không gắn với phát triển bền vững (positive numbers are not associated with sustainable development); còn thể chế (nguyên lý, nguyên tắc) tương tự chữ số không (0) gắn với phát triển bền vững (zero is associated with sustainable development), dạng mô hình: (-0+). Tức là, xây dựng các mục tiêu chính sách gắn với thể chế không phát triển bền vững; phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách gắn với thể chế chưa phát triển bền vững; còn nguyên tắc xây dựng, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách gắn với thể chế phát triển bền vững, dạng mô hình: phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển bền vững – nguyên tắc xây dựng, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển bền vững – xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển bền vững.

Từ các phân tích nêu trên cho thấy rằng, thể chế phát triển bền vững gắn liền với “thể chế quốc gia phát triển bền vững” (national institutions for sustainable development) và “thể chế quốc tế phát triển bền vững” (international institutions for sustainable development). Thể chế quốc gia và thể chế quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; thể chế quốc gia không phát triển bền vững thì thể chế quốc tế không thể phát triển bền vững. Thể chế phát triển bền vững có vai trò quan trọng trong quốc gia và trên thế giới; quốc gia không có thể chế phát triển bền vững thì khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội không thể phát triển bền vững; thế giới không có thể chế phát triển bền vững thì các quốc gia không thể phát triển bền vững.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam

i) Hạn chế trên thế giới:

Thể chế gắn liền với đời sống khoa học, xã hội và nhân văn ở các quốc gia; tuy nhiên, hiểu biết thể chế phát triển bền vững của công dân nói chung, giới nghiên cứu, lãnh đạo, quản trị nói riêng ở nhiều quốc gia còn hạn chế. Chẳng hạn, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa các mặt của thể chế, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển bền vững như sau: hình thức thể chế kinh tế chính trị không văn hoá gắn với xã hội không phát triển bền vững, nội dung thể chế kinh tế chính trị chưa văn hoá gắn với xã hội chưa phát triển bền vững, nguyên lý thể chế kinh tế chính trị văn hoá gắn với xã hội phát triển bền vững; hay giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa quốc gia với thể chế phát triển bền vững như sau: thể chế chưa phát triển bền vững gắn với quốc gia chưa phát triển bền vững, thể chế không phát triển bền vững gắn với quốc gia không phát triển bền vững, thể chế phát triển bền vững gắn với quốc gia phát triển bền vững.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ mối liên hệ giữa mục tiêu chính sách gắn với thể chế không phát triển bền vững, phương pháp thực hiện mục tiêu chính sách gắn với thể chế chưa phát triển bền vững, nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách gắn với thể chế phát triển bền vững, dạng mô hình: phương pháp thực hiện mục tiêu chính sách chưa phát triển bền vững – nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách phát triển bền vững – mục tiêu chính sách không phát triển bền vững; không hiểu rõ mối liên hệ giữa nguyên lý nguyên tắc gắn với thể chế văn hoá (cultural institutions), nội dung phương pháp gắn với thể chế chưa văn hoá (uncultural institutions), hình thức mục tiêu gắn với thể chế không văn hoá (uncultural institutions), dạng mô hình: nội dung phương pháp thể chế chưa văn hoá – nguyên lý nguyên tắc thể chế văn hoá – hình thức mục tiêu thể chế không văn hoá; không hiểu rõ mối liên hệ giữa nguyên lý thể chế quốc gia khoa học (thể chế nước thật sự khoa học: real state institutions), nội dung thể chế nhà nước chưa khoa học (state institutions are not scientific), hình thức thể chế nước nhà không khoa học (the country’s institutions are not scientific), dạng mô hình: bản chất thể chế nhà nước chưa khoa học – thực chất thể chế quốc gia khoa học – tính chất thể chế nước nhà không khoa học; không hiểu rõ mối liên hệ giữa nguyên lý thể chế pháp quyền (rule of law institution), nội dung thể chế pháp luật (legal institutions), hình thức thể chế pháp trị (rule of law regime), dạng mô hình: nội dung thể chế pháp luật – nguyên lý thể chế pháp quyền – hình thức thể chế pháp trị; hay không hiểu rõ mối liên hệ giữa thể chế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công ích, kinh tế thị trường (KTTT) và phát triển, dạng mô hình: bản chất thể chế sản xuất, KTTT chưa phát triển – thực chất thể chế dịch vụ công ích, KTTT phát triển – tính chất thể chế kinh doanh, KTTT không phát triển.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững còn làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ sự khác nhau giữa hình thức “tăng trưởng kinh tế” và nguyên lý “phát triển kinh tế”; chẳng hạn, “Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002” đã đồng nhất khái niệm tăng trưởng kinh tế (economic growth) với phát triển kinh tế (economic development) khi nhận thức phát triển bền vững như sau: “phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)” [2]. Tức là, hiện nay giới nghiên cứu vẫn chưa làm sáng tỏ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý toàn diện của“khái niệm”, “học thuật” nói chung, “phát triển”, “phát triển kinh tế”, “phát triển bền vững” nói riêng.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững dẫn đến cách nhìn nhận chưa khoa học của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới tổ chức ở Cộng hoà Nam Phi năm 2002 về phát triển bền vững, bởi vì giới nghiên cứu, lãnh đạo đã không gắn khái niệm này với việc bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người. Hạn chế hiểu biết nêu trên còn dẫn đến cách nhìn nhận thể chế chưa khoa học, không khoa học; chẳng hạn, như: học giả Daron Acemoglu, Jame A. Robinson đã đưa ra các loại hình “thể chế dung hợp” và “thể chế kinh tế chiếm đoạt” trong cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” [3].

ii) Hạn chế ở Việt Nam:

Thể chế phát triển bền vững được giới lãnh đạo ở Việt Nam đặc biệt quan tâm, nêu ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nó trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tuy nhiên, hiểu biết thể chế phát triển bền vững của đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên) nói chung, giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, khái niệm thể chế, phát triển, phát triển bền vững, thể chế phát triển bền vững đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của chúng. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), thể chế chỉ được nhìn nhận chung chung mặt hình thức mục tiêu về những “quy định, luật lệ”, chứ không nhìn nhận cụ thể mặt nguyên lý nguyên tắc về luật bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển; còn phát triển chỉ được nhìn nhận khái quát mặt hình thức “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”, chứ không nhìn nhận cụ thể mặt nguyên lý cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế hiểu biết khái niệm thể chế phát triển bền vững làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức thể chế không phát triển bền vững, bản chất nội dungthể chế chưa phát triển bền vững, thực chất nguyên lýthể chế phát triển bền vững, dạng mô hình: bản chất thể chế chưa phát triển bền vững – thực chất thể chế phát triển bền vững – tính chất thể chế không phát triển bền vững; không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức không phát triển kinh tế (tăng trưởng về lượng), bản chất nội dung chưa phát triển kinh tế (tăng trưởng về chất), thực chất nguyên lý phát triển kinh tế (tăng trưởng về chất lượng), dạng mô hình: bản chất tăng trưởng về chất chưa phát triển kinh tế – thực chất tăng trưởng về chất lượng phát triển kinh tế – tính chất tăng trưởng về lượng không phát triển kinh tế; hay không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức “kinh tế chữ” không phát triển (the literacy economy does not develop), bản chất nội dung “kinh tế số” chưa phát triển (the digital economy has not yet developed), thực chất nguyên lý “kinh tế chữ số nguyên” phát triển (integer digit economy developed), dạng mô hình: bản chất kinh tế số âm chưa phát triển – thực chất kinh tế số 0 phát triển – tính chất kinh tế số dương không phát triển.Tức là giới lãnh đạo, nghiên cứu kinh tế cần phải nhận thức lại cho đúng vấn đề “Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược” [4] trong nền KTTT phát triển (developed market economy) hay phát triển KTTT (market economic development) ở Việt Nam.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững còn làm cho giới nghiên cứu không nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa thể chế văn hoá, kinh tế, chính trị và “đường đi” hay con đường phát triển của quốc gia. Chẳng hạn, giới nghiên cứu không hiểu rõ rằng, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam sẽ“khó có thể phát triển được, tức “đôi chân” (thể chế kinh tế) khó có thể đi được nếu không có sự giúp đỡ, “định hướng” đường đi bởi các “giác quan” (thể chế văn hóa), không có sự giúp sức để loại bỏ các rào cản, hay “mở đường” đi bởi “đôi tay” (thể chế chính trị)” [5]. Nói cách khác, kinh tế của quốc gia không thể phát triển bền vững một khi không có thể chế văn hoá soi tầm nhìn (cultural institutions illuminate the vision) và thể chế chính trị mở đường đi (political institutions pave the way) trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tư duy chưa khoa học về mô hình và thể chế phát triển. Chẳng hạn, dẫn đến thực trạng có một số người nghiên cứu không hiểu biết rõ mối liên hệ giữa nguyên lý “luật văn hoá” [6] (luật khoa học) và hình thức “luật chơi” (luật không khoa học) [7]; không phân biệt rõ giữa nguyên lý “thể chế văn hoá” (thể chế phát triển) và hình thức “thể chế hoá” (thể chế không phát triển); thậm chí không hiểu rõ rằng, khái niệm “phát triển” là không gắn với các thuật ngữ, như: “lên” (phát triển lên), “thấp” (phát triển thấp), “cao” (phát triển cao), “nhanh” (phát triển nhanh),v.v... Hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững còn dẫn đếntình trạng “ách tắc, vướng mắc, “điểm nghẽn” về thể chế” [8]; “thể chế về tổ chức thi hành pháp luật còn nhiều bất cập” [9]; “xây dựng pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung còn nhiều hạn chế” [10]; hay dẫn đến “tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục. Tính đến ngày 23/8/2023, vẫn còn 11/50 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 chưa được ban hành (chiếm 22%)”, “người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, chưa dành sự quan tâm thoả đáng đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi phụ trách” [11].

Đặc biệt, hạn chế hiểu biết thể chế phát triển bền vững dẫn đến các biểu hiện “yếu kém trong quản trị” quốc gia, “chủ yếu do nguyên nhân chủ quan” và “do: Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ. Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường” [12]; dẫn đến tình trạng nhiều người lãnh đạo, doanh nhân trong chính quyền và xã hội nảy sinh tâm lý chạy theo mô hình tăng trưởng kinh tế “số dương” (số lượng) kinh doanh không phát triển (positive digital economy and business development) và kinh tế “số âm” (chưa chất lượng) sản xuất chưa phát triển (the economy has negative numbers and production has not developed), chứ không coi trọng mô hình tăng trưởng kinh tế “số không” (chất lượng) dịch vụ công ích phát triển (digital economy, public service development). Tức là, giới nghiên cứu chưa chú trọng mô hình “tăng trưởng kinh tế về chất lượng” - khái niệm gắn với mô hình “kinh tế thị trường xã hội” (social market economy) ở Cộng hoà Liên bang Đức [13]. Mô hình này biểu hiện thực chất thể chế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công ích không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu kinh tế phát triển dạng cấu trúc như sau: bản chất thể chế sản xuất chưa phát triển – thực chất thể chế dịch vụ công ích phát triển – tính chất thể chế kinh doanh không phát triển.

Giải pháp nhận thức đúng đắn thể chế và xây dựng luật, KTTT xã hội phát triển bền vững ở Việt Nam

1) Nhận thức đúng đắn thể chế phát triển bền vững:

Thể chế phát triển bền vững gắn liền với xã hội phát triển bền vững (sustainable social development). Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: bản chất môi sinh của nhóm chưa phát triển bền vững (the group has not yet developed sustainable), tri thức chưa khoa học; tính chất môi trường của cá nhân không phát triển bền vững (individuals do not develop sustainable), tri thức không khoa học; thực chất môi trường sống của cộng đồng phát triển bền vững (sustainable development cummunity), tri thức khoa học.

Điều đó có nghĩa là, để nhận thức đúng đắn thể chế phát triển bền vững, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt khoa học của thể chế và xã hội phát triển bền vững như sau: tính chất môi trường của cá nhân không phát triển bền vững gắn với thể chế không khoa học; bản chất môi sinh của nhóm chưa phát triển bền vững gắn với thể chế chưa khoa học; thực chất môi trường sống của cộng đồng phát triển bền vững gắn với thể chế khoa học, dạng mô hình: nội dung thể chế chưa khoa học – nguyên lý thể chế khoa học – hình thức thể chế không khoa học.Tức là, không nhận thức rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của xã hội phát triển bền vững thì không thể nhận thức đúng đắn thể chế phát triển bền vững.

2) Xây dựng luật phát triển bền vững:

Thể chế phát triển bền vững gắn liền với luật phát triển bền vững. Tuy nhiên, thể chế và luật phát triển bền vững chưa được giới nghiên cứu nhìn nhận rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của chúng như sau: luật chưa phát triển bền vững gắn với thể chế chưa phát triển bền vững; luật không phát triển bền vững gắn với thể chế không phát triển bền vững; luật phát triển bền vững gắn với thể chế phát triển bền vững, dạng mô hình: bản chất luật chưa phát triển bền vững – thực chất luật phát triển bền vững – tính chất luật không phát triển bền vững. Tức là, nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa thể chế và phát triển bền vững là xây dựng được luật phát triển bền vững.

3) Xây dựng KTTT xã hội phát triển bền vững:

Thể chế phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với KTTT xã hội phát triển bền vững. Tuy nhiên, kể từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế như vậy ở nước ta chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận về các mặt tính chất hình thức KTTT “xã hội chủ nghĩa không phát triển bền vững” (socialism does not develop sustainable), bản chất nội dung KTTT của “chủ nghĩa xã hội chưa phát triển bền vững” (socialism has not yet developed sustainable), chứ chưa nhìn nhận rõ mặt thực chất nguyên lý “KTTT xã hội phát triển bền vững” (sustainable social and market economy development).

Điều đó có nghĩa là, tính chất thể chế xã hội chủ nghĩa gắn với KTTT xã hội không phát triển bền vững, bản chất thể chế của chủ nghĩa xã hội gắn với KTTT xã hội chưa phát triển bền vững, thực chất thể chế xã hội gắn với KTTT xã hội phát triển bền vững, dạng mô hình: bản chất KTTT của chủ nghĩa xã hội chưa phát triển bền vững – thực chất KTTT xã hội phát triển bền vững – tính chất KTTT xã hội chủ nghĩa không phát triển bền vững. Tức là, để xây dựng KTTT xã hộiphát triển bền vững cần phải đổi mới tư duy từ “kinh tế xã hội chủ nghĩa không phát triển” (socialist economy does not develop) sang “kinh tế xã hội phát triển” (socio-economic development).

Kết luận

Thể chế phát triển bền vững biểu hiện thực chất cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển bền vững trong quốc gia, xã hội loài người.Quốc gia không thể phát triển bền vững một khi giới lãnh đạo thiếu hiểu biết và không coi trọng xây dựng thể chế phát triển bền vững. Do vậy, nhận thức đúng đắn khái niệm này được nhìn nhận là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Để thực hiện yêu cầu như vậy, đáp ứng các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước, bảo đảm công bằng, bình đẳng, công lý, cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân, giới nghiên cứu, đặc biệt là những người lãnh đạo, quản trị quốc gia cần phải đổi mới sáng tạo thật sự về tư duy, nhận thức đúng đắn thể chế và xây dựng luật, kinh tế thị trường xã hội phát triển bền vững.

………………

Tài liệu trích dẫn:

[1], [6] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá luật - thực chất, định nghĩa và nhận thức, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 22/09/2023.

[2] Phạm Thị Thanh Bình, Phát triển bền vững: Nhận thức, kết quả và vấn đề đặt ra, https://hdll.vn/vi/, ngày 12/04/2023.

[3], [7] Lê Quốc Lý, Thể chế kinh tế với ổn định và phát triển chế độ chính trị, http://lyluanchinhtri.vn/home/, ngày 10/07/2017.

[4] Lê Hoàng/VOV.VN, “Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam”, https://vov.vn/, ngày 24/05/2023.

[5] Nguyễn Hữu Đổng, Văn hoá chính trị, http://lyluanchinhtri.vn/, ngày 28/11/2016.

[8] Hà Văn, Tập trung cải cách thể chế, quyết tâm tháo gỡ những ách tắc kéo dài nhiều năm, tạo động lực mới cho phát triển, https://mpm.chinhphu.vn/, ngày 17/08/2021.

[9] Lê Sơn, Phản ứng chính sách phải ‘trúng’ và ‘đúng’ trong xây dựng pháp luật, http://baochinhphu.vn/, ngày 15/09/2021.

[10] Hoàng Thị Kim Quế-Lê Thị Phương Nga, Một số hạn chế và giải pháp khắc phục trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, https://phapluatquanly.vietnamhoinhap.vn/z/, ngày 05/10/2021.

[11] Nguyễn Lê, Chủ tịch Quốc hội nêu tình trạng “giao phó” trong xây dựng luât, https://baodautu.vn/, ngày 06/09/2023.

[12] Hải Lộc, Chữa bệnh trì trệ để đất nước cất cánh, https://vietnamnet.vn/, ngày 29/06/2021.

[13] Nguyễn Thị Minh Thu, Mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức và các giá trị tham khảo, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/, ngày 22/09/2021.

……………….

N.H.Đ

Ngày 02/10/2023

Bạn đang đọc bài viết "Thể chế phát triển bền vững - thực chất, nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn