42 năm Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc, đất nước

Nhà lý luận Nguyễn Trung - Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo

26/09/2023 07:02

Theo dõi trên

Sau đây là tham luận của Nhà lý luận Nguyễn Trung - Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo, nhan đề "42 năm Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc, đất nước " tổ chức ngày 22/8/2023.

Đồng hành cùng văn minh nhân loại, âm nhạc là ngôn ngữ của trái tim là nhịp đập cuộc sống và là lao động trí tuệ đặc biệt “thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” (Nghị quyết 23 Bộ Chính trị). Hội Âm nhạc thành phố, 42 năm xây dựng và phát triển đã qua 1981 – 2023 là một chặng đường quan trọng cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cùng cả nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ngày30 tháng 4 năm 1975, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trang sử vàng chói lọi nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ nay non sông liền một dải, nước nhà độc lập, nhân dân tự do ấm no hạnh phúc với những ca khúc tự hào tiêu biểu như: “Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà, “Tiếng hát từ Thành phố mang tên Người” của Cao Việt Bách, “Như có Bác Hồ Trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên… Đồng thời cũng khởi đầu cho sự giao thoa tươi đẹp nhất của những tài năng âm nhạc với các nhạc sĩ tiêu biểu ở miền Bắc hoặc ra miền Bắc tập kết (1954) xa quê hương nay trở về nhà sau hơn 20 năm như: Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương, Quang Hải, Ca Lê Thuần, Tô Vũ, Trần Kiết Tường, Lư Nhất Vũ, Phan Nhân, Thanh Tùng, Vĩnh Lai, Hoài Mai… Các nhạc sĩ từ chiến khu trải qua cuộc kháng chiếncứu nước từ như: Lưu Hữu Phước, Xuân Hồng, Phạm Minh Tuấn, Phan Thao, Long Hưng, Lưu Nguyễn… Các nhạc sĩ trưởng thành gắn bó với cuộc đấu tranh đô thị như Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,Trương Quốc Khánh, Nguyễn Văn Sanh, Trần Xuân Tiến, Miên Đức Thắng, TrầnTuấn Kiệt, La Hữu Vang, Nguyễn Xuân Tân, Phạm Trọng Cầu, Trương Thìn, Lương Phương, biên đạo múa Tùng Linh,… cùng các nhạc sĩ tiến bộ, tiêu biểu của miền Nam như: Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Hữu Nghĩa, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà, Bảo Phúc, Bảo Chấn, Võ Thiện Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Bắc Sơn…

Trong giai đoạn khởi đầu thống nhất đất nước, xây dựng văn hóa mới, phát triển kinh tế khắc phục hậu quả chiến tranh, vai trò của âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh phát triển rực rỡ, nhiều thành tựu mặc dù còn nhiều khó khăn trong xây dựng phát triển kinh tế với bao vây cấm vận,thù trong, giặc ngoài.Nhưng âm nhạc Thành phố mangtên Bác đã mang  lại niềm tự hào dân tộc, lòng tin tưởng ở Đảng và Bác Hồ trên con đường lịch sử vinh quang mà dân tộc ta đã lựa chọn. Với các chủ đề của âm nhạc tiếp bước truyền thống anh hùng, cách mạng và quê hương đất nước như sau:

Về khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc gắn với vai trò xung kích cùng Lực lượng Thanh niên Xung phong

Khởi đầu cuộc sống trong hòa bình, phát triển kinh tế vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vì Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình đã trở thành nguồn sáng tạo vô bờ bến cho các nhạc sĩ tiêu biểu với các ca khuc ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng vinh quang, Bác Hồ vĩ đại… đó là “Anh ở đầu sông, em cuối sông”,“Thuyền và Biển”, “Sợi nhớ, sợi thương” của Phan Huỳnh Điểu; “Viếng Lăng Bác”, “Nhớ vềHà Nội”, “Mùa chim én bay” của Hoàng Hiệp; “Mùa Xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”,“Mùa xuân bên cửa sổ”, “Người mẹ của tôi” của Xuân Hồng “Dáng đứng Bến Tre”, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Nguyễn Văn Tý; “Như có Bác Hồ trong ngày vui Đại thắng”, “Gửi nắng cho em”, “Con kênh ta đào” của Phạm Tuyên; “Như hoa hướng dương”, “Chiều Hồ Tây” của Tô Vũ; “Mùa xuân trên quê hương” của Hoài Mai; “Dấu chân phía trước”, “Mùa Xuân trên những giếng dầu”, “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”, “Cháu lên ba” của Phạm Minh Tuấn; Đó là nhạc sĩ Trần Long Ẩn với các ca khúc: “Đêm thành phố đầy sao”, “Đi qua vùng cỏ non”, “Tình đấtđỏ miềnĐông”,“Đàn sáo Hậu Giang”, “Xin làm người hát rong”, “Trên mảnh đất tình người”; nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có: “Bên tượng đài Bác Hồ”, “Đất phương Nam”, “Ra giêng anh cưới em”; nhạc sĩ Ca Lê Thuần ngoài các bản giao hưởng còn có những ca khúc “Việt Nam tiếng hát trái tim ta”, “Đất của ta, trời của ta”, “Nguồn sáng dẫn đường”; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với các ca khúc “Huyền thoại Mẹ”, “Mùa thu Hà Nội”, “Em còn nhớ hay em đã quên”; Nhạc sĩ Phan Nhân với “Tình ca đất nước”, “Thành phố của tôi”, “Trên quê hương Minh Hải”; Trần Xuân Tiến với “Hành khúc sinh viên”, “Bài ca tuổi trẻ”, “Hành khúc quê hương”;  nhạc sĩ Vũ Hoàng với các ca khúc “Bụi Phấn” (cùng với Lê Văn Lộc), “Phượng Hồng”. “Hoa tím ngày xưa”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Mùa hè xanh”; Nguyễn Văn Hiên với “Hổng dám đâu”, “Trở lại trường xưa”, “Tháng sáu mùa thi”; Trần Tiến với các ca khúc: “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”, “Vết chân tròn trên cát”, “Mặt trời bé con”; “Mẹ tôi”; “Ngẫu hứng lý ngựa ô”; “Ngẫu hứng lý qua cầu”, “Thành phố trẻ”; Thế Hiển với “Hoàng hôn màu tím”, “Tóc em đuôi gà”, “Nhong nhong nhong”; Nguyễn Ngọc Thiện với “Cô bé dỗi hờn”, “Cơn mưa lao xao”, “Mùa xuân ơi”, “Ngày đầu tiên đi học”, “Người mẹ”, “Như khúc tình ca”, “Ôi cuộc sống mến thương”; nhạc sĩ Trương Thị Tuyết Mai với “Huế tình yêu của tôi”, “Đừng nhìn em như thế”; nhạc sĩ Hữu Xuân với“Hoa tím ngày xưa”, “Thì thầm tháng 5”, “Ngày xưa”, “Thuyền và biển”; Nhất Sinh với “Đêm phương Nam”, “Chim sáo ngày xưa”, “Tơ hồng”; Vi Nhật Tảo với “Chuyến đò quê hương”, “Hành khúc lên đường”, “Con rồng Việt Nam”, “Tuổi trẻ và ước vọng”; Nguyễn Đức Trung với “Em như tia nắng mặt trời”, “Giã từ dĩ vãng”;Quốc Dũng với “Quê hương, tình yêu và tuổi trẻ”, “Điệp khúc mùa xuân”, “Bài ca dao đầu đời”, “Bên nhau ngày vui”, “Chuyện hợp tan”, “Chuyện ba người”, “Đường xưa”, “Em đã thấy mùa xuân chưa?”, “Ngại ngùng”; Thập Nhất với “Bố là tất cả”, “Đô thị xanh trên dòng sông Sài Gòn”;Xuân Quang với “Bài ca nhớ Bác”; Thanh Bình với “Ngọn lửa tuổi hai mươi”, “Tháng năm nhớ Bác”,“Ngàn năm Thăng Long -Hà Nội”, “Tiếng hát nơi đảo xa”; Nguyễn Quang Vinh “Khắc ghi lời Bác”, “Dấu xưa”, “Guitar lính đảo”…

Không thể kể hết những nhạc sĩ, những ca khúc, giai điệu đã lưu dấu trong hàng triệu con tim người Việt Nam mang lại tự hào vô bờ bến về dân tộc, đất nước; về Đảng và Bác Hồ kính yêu; đã thôi thúc mọi người thêm hăng say lao động để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng xinh đẹp, vui tươi, góp phần hình thành vững chắc nhân cách con người Việt Nam trong truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, yêu chuộng hòa bình sánh vai cùng bạn bè thế giới.

Ngày 28/3/1976, khi lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh thành lập đã mở ra một đại công trường sản xuất, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc là cũng hình thành lớp nhạc sĩ trưởng thành trong môi trường lao động khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ để sáng tác trong lĩnh vực này đó là:Phạm Tuyên với “Con kênh ta đào”; Lư Nhất Vũ – Lê Giang với “Khúc hát người đi khai hoang”; Trịnh Công Sơn với “Em ở nông trường, em ra biên giới”; Thế Hiển với “Chuyện đời xưa, chuyện đời nay”, “Hát trên nông trường xanh”;Vũ Hoàng với “Gởi lại em”; Nguyễn Cửu Dũng “Những bông hoa trên tuyến lửa”; Lê Văn Lộc“Em đi qua cầu cây”; Thanh Tùng “Hoàng hôn màu lá”; Trương Quang Lục“Một thời đẹp nhất”; Nguyễn Đức Trung “Đêm rừng Đăk Mil”…

Có một thời tự hào như thế, hàng vạn sinh viên thanh niên tình nguyện trong màu màu xanh áo lính tháo gỡ bom mìn, lấp hố sâu, đắp đập đào kênh phủ xanh ước mơ cho các vùng đất bị đạn bom cày nát, bị nhiễm chất độc da cam, mặc áo cây xanh biếc cho núi đồi quê hương… Có một dân tộc nào anh dũng, hy sinh hơn thế để Tổ quốc này, đất nước này lớn mạnh không ngừng. Sự dũng cảm và hy sinh ấy ngay cả trong thời bình vẫn còn mãi mãi hương thơm bát ngát ngàn đời sau còn ghi nhận, tri ân.

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và sự nghiệp bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc

Không chỉ những thế, mới chỉ sau hơn 4 năm khắc phục hậu quả chiến tranh. Dân tộc, đất nước Việt Nam đã phải bước tiếp trong những cuộc chiến mới gian lao, anh dũng và hy sinh… “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng, ta yêu sao làng quê non nước mình, tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca”. Âm nhạc đã trở thành vũ khí sắc bén cho các thế hệ tiếp theo trong tiếng hiệu triệu của lòng yêunước, yêu Tổ quốc cao ngút trời để trở thành truyền thống ngàn năm hiện diện khiến kẻ thù xâm lược luôn khiếp sợ…

Đó là, Diệp Minh Tuyền với “Hát mãi khúc quân hành”; Đinh Trung Cẩn với “Tổ quốc gọi tên mình”; Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ “Hãy yên lòng mẹ ơi”; Phạm Minh Tuấn với “Đất nước”, “Bài ca không quên”; Trần Tiến với “Điệp khúc tình yêu”, “Đôi mắt hình viên đạn”, “Tạm biệt chin én”, “Giai điệu Tổ quốc”; Thập Nhất “Trường Sa - tổ quốc mẹ hiền”, “Mùa xuân DK”; Thế Hiển “Hát về anh”, “Nhánh lan rừng”; Lê Quang “Linh thiêng Việt Nam” …

Có thể nói đây chính là vũ khí sắc bén nhất của âm nhạc là tiếng lòng của người Việt yêu nước, là thể hiện truyền thống anh dũng quật cường của dân tộc ta. Nhữngbàica sẽ còn mãicùng hồn thiêng sông núi Việt Nam để các thế hệ mai sau mãi tiếp bước giữ gìn.

Trong công cuộc đổi mới của Đảng vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh

Nhìn lại 42 năm xây dựng và phát triển Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh là chặng đường truyền thống vinh quang của âm nhạc dân tộc, tiến bộ và nhân văn; là mang âm nhạc gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nộ isinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh và đất nước.

Cũng chính là vai trò của âm nhạc góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố văn hóa, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, vì hạnh phúc của nhân dân.

Hơn 35 năm qua, từ sự đổi mới của Đảng, tác động mạnh mẽ đổi mới, văn học, nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đã vượt qua nhiều thách thức và khó khăn, tiếp tục phát triển, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh, lao động, sáng tạo của nhân dân, bước đầu tạo dựng nên một diện mạo mới của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong đó, một mặt tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá, văn nghệ dân tộc là chủ nghĩa yêu nướcvà nhân văn sâu sắc,giàu bản sắc dân tộc, bám sáthiện thực đời sống trong cuộc đấu tranh phong phú, phức tạp ngày hôm nay và nỗ lực vươn lên sự phát triển toàn diện, ngày càng hiện đại, đa dạng hóa về nội dung và phương thức biểu hiện... góp phần nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam với thế giới và bạn bè quốc tế. Đây cũng chính là sự ra đời của một thế hệ nhạc sĩ tài năng mới, đa dạng, phong phu trong thể loại, nội dung sáng tác như: Đức Trí, Hoài An, Vũ Quốc Việt, Nguyễn Văn Chung, Trương Quang Tuấn, Việt Anh… đặc biệt hơn là những nhạc sĩ trẻ vẫn gắn bó cùng âm nhạc truyền thống cách mạng như: Trần Xuân Mai Trâm với “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, “Thành phố Hồ Chí Minh, niềm tin ngời sáng”, “Trường Sa xanh”, “Hành trình đẹp nhất”; Nguyễn Phi Hùng với “Tiếng gọi non sông”, “Gửi người lính đảo Trường Sa”, “Khát vọng vươn xa”; Lại Thế Bảo Huy với “Lời Bác sáng mãi muôn đời”, “Thành phố mãi trong tim tôi”…

Qua 42 năm xây dựng và phát triển Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, thành quả rực rỡ chính là các thế hệ nhạc sĩ đã có nhiều thành công đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà với những Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cao quý như: Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Thương, Xuân Hồng, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Hiệp, Nguyễn Văn Tý và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật như: Trần Kiết Tường, Tô Vũ, Lưu Cầu, Phan Nhân, Tô Hải, Xuân Hòa, Quang Hải, Lư Nhất Vũ, Phạm Minh Tuấn, Ca Lê Thuần, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quang Lục, Vĩnh Lai, Trương Thị Tuyết Mai, Đinh Trung Cẩn, Võ Đăng Tín…; Bên cạnh đó còn có rất nhiều hội viên được phong tặng các danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cũng như nhận được Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động và được công nhận các học hàm, học vị như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ… Đã trở thành niềm tự hào, vinh dự của một chặng đường 42 năm Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc, đất nước..(1)

-----------------

(1) Do khuôn khổ bài viết mang cảm tính cá nhân còn nhiều thiếu sót như:thiếu nhiều nhạc sĩ với những ca khúc tiêu biểu khác; những ca khúc do nhiều tựa bài nên không thể ghi nhận tác giả thơ, lời ca… Trân trọng và biết ơn.

"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”

Bạn đang đọc bài viết "42 năm Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc, đất nước" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn