Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động cho học sinh tiểu học”

PV

02/02/2024 17:32

Theo dõi trên

Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động cho học sinh tiểu học”.  Tham dự Hội khảo khoa học có đại diện của các Bộ ngành: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch, Văn phòng điều phối chương trình 641, Viện Dinh dưỡng, cùng đại diện một số trường tiểu học phía Bắc, đại diện các cơ quan báo chí.

hoi-thao1-1706869646.jpg

Đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng chia sẻ kết quả nghiên cứu về đề tài được hợp tác thực hiện giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé

Về phía Viện Dinh dưỡng có PGS.TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cùng các chuyên gia dinh dưỡng. Về phía doanh nghiệp có các ông: Binu Jacob - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam; Thoại Vinh - Đại diện thương hiệu Nestlé MILO.

Tại sự kiện này, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã trình bày vai trò của chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực với sự phát triển của học sinh tiểu học và kết quả nghiên cứu lâm sàng về “Hiệu quả của giáo dục thể chất kết hợp với sử dụng sản phẩm dinh dưỡng sữa lúa mạch NESTLÉ MILO lên tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thể lực và trí lực của học sinh tiểu học tại Ninh Bình”. Trong hội thảo, hai bên cũng đã công bố thỏa thuận hợp tác “Truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò của Dinh dưỡng hợp lý và tăng cường lối sống năng động; tăng cường trao đổi khoa học; Hợp tác nghiên cứu khoa học và can thiệp dinh dưỡng cộng đồng” giai đoạn 2023 – 2025 với mục tiêu tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em và học sinh tuổi học đường.

hoi-thao2-1706869646.jpg

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát biểu tại sự kiện

 

Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021– 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 05/01/2022, trong đó có xác định rõ “Tăng cường công tác phối hợp liên ngành và vận động xã hội” và “Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng” là một trong những giải pháp chủ yếu góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược. Những năm qua, với vai trò là Viện nghiên cứu đầu ngành về dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng đã thực hiện các chương trình/ dự án/ nghiên cứu can thiệp cải thiện chế độ ăn, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục thể chất cho trẻ em, học sinh và người dân, xây dựng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, tháp dinh dưỡng, lời khuyên dinh dưỡng hợp lý và triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về dinh dưỡng hợp lý. Công ty TNHH Nestlé Việt Nam là một trong những đối tác tích cực đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng trong các chương trình dinh dưỡng cộng đồng, giáo dục dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất. 

Trong năm 2022- 2023, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã phối hợp cùng Công ty Nestlé Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu can thiệp lâm sàng “Hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng “Sữa lúa mạch NESTLÉ MILO" kết hợp với giáo dục thể chất lên tình trạng dinh dưỡng, thể lực và trí lực của học sinh một số trường tiểu học Ninh Bình”. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng Sữa lúa mạch NESTLÉ MILO kết hợp với vận động thể chất góp phần cải thiện tất cả các thành tố trong tố chất thể lực của học sinh tiểu học sau 3 tháng, bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động. Trong đó, nhận thấy nhu cầu về sức bền cho trẻ đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại & nguyện vọng cải thiện sức bền của mẹ cho trẻ, trong thời gian tới, Viện Dinh dưỡng và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hướng đến cải thiện thói quen ăn uống, giáo dục thể chất cho trẻ em và học sinh. 

hoi-thao3-1706869645.jpg

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam phát biểu tại sự kiện

 

Trên nền tảng các hoạt động đồng hành trong giai đoạn vừa qua, Viện Dinh dưỡng và công ty TNHH Nestlé Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác dài hạn, tập trung đẩy mạnh truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, đồng thời tăng cường hợp tác nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, cung cấp những bằng chứng khoa học, là cơ sở cho xây dựng các giải pháp can thiệp và các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng học đường.

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Viện Dinh dưỡng đánh giá cao đóng góp của Nestlé Việt Nam trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu can thiệp về dinh dưỡng cũng như những nỗ lực trong việc phát triển thể thao học đường nhằm xây dựng thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, lối sống năng động, tích cực cho trẻ em và học sinh Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Dinh dưỡng và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam thể hiện cam kết giữa các bên trong việc chung tay góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc và tăng cường vận động thể chất của người Việt Nam".

hoi-thao4-1706869646.jpg

Đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng chia sẻ kết quả nghiên cứu về đề tài được hợp tác thực hiện giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Nestlé Việt Nam

 

Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam phát biểu: “Là tập đoàn hàng đầu về thực phẩm và dinh dưỡng, chúng tôi tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và cho cả thế hệ mai sau. Thỏa thuận hợp tác Chiến lược giữa Viện Dinh dưỡng với Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc hiện thực hóa cam kết này. Trên nền tảng các kết quả nghiên cứu can thiệp mới nhất vừa công bố, cùng với các hoạt động phát triển thể thao học đường thuộc chương trình “Năng động Việt Nam” mà Nestlé MILO đã triển khai trong nhiều năm qua, chúng tôi mong muốn chung tay cùng các cơ quan ban ngành góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam năng động hơn, bền bỉ hơn mỗi ngày”. 

hoi-thao5-1706869646.jpg

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam là một trong những đối tác tích cực đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng trong các chương trình dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng học đường

 

Hội thảo nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia đến từ Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các cơ quan ban ngành. Trong thời gian tới, Viện Dinh dưỡng và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác, tăng cường các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động, lành mạnh trên nền tảng khoa học; đồng thời cùng với các bên liên quan góp phần vào thực hiện mục tiêu Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021– 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

VỀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Chiến lược dinh dưỡng của Việt Nam là một phần của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam. Chiến lược được phê duyệt bởi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vào năm 2022, áp dụng cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược đặt ra nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chế độ ăn đa dạng, hợp lý và an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng theo vòng đời. Một số chỉ tiêu tiêu biểu là:

- Tỉ lệ trẻ 6-23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 80% vào năm 2030.

- Tỉ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hàng ngày đạt 55% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

- Tỉ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 90% ở khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn vào năm 2030.

- Tỉ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa giảm dưới 5% (khu vực miền núi dưới 20%) vào năm 2030.

Chiến lược cũng nêu mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây, các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ; nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong mọi tình huống khẩn cấp và tăng cường nguồn lực thực hiện Chiến lược.

Tầm nhìn đến năm 2045, mọi người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Để hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, Chiến lược đề xuất xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... Các văn bản pháp lý này phải đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với thực tiễn và có hiệu lực thi hành cao.

Để tăng cường công tác phối hợp liên ngành và vận động xã hội, Chiến lược khuyến khích hình thành các liên minh, liên đoàn, liên hiệp các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà báo, các nhân vật nổi tiếng… để tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ, tài trợ, giám sát, đánh giá và phản biện về dinh dưỡng. Các cơ quan chức năng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách, kế hoạch, dự án về dinh dưỡng.

Để tăng cường công tác truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, Chiến lược đề ra các nội dung, phương tiện, kênh và phương pháp truyền thông, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc. Các nội dung truyền thông, giáo dục phải dựa trên các nguyên tắc khoa học, cập nhật, sáng tạo, hấp dẫn, dễ hiểu và dễ áp dụng. Các phương tiện, kênh và phương pháp truyền thông, giáo dục phải đa dạng, linh hoạt, tận dụng các công nghệ mới, tăng cường tương tác và tham gia của người dân.

Để tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chiến lược đề nghị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ, nhân viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, học sinh… liên quan đến dinh dưỡng. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của dinh dưỡng. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu và nguồn lực chất lượng,