Tác động của công nghệ số đối với việc sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi

Nhạc sĩ Đinh Hoàng Vũ - Chi hội 04-Hội Âm nhạc TP.HCM

03/10/2023 06:16

Theo dõi trên

Sau đây là tham luận của Nhạc sĩ Đinh Hoàng Vũ - Chi hội 04-Hội Âm nhạc TP.HCM, nhan đề "Tác động của công nghệ số đối với việc sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi" tổ chức ngày 22/8/2023.

1.    ĐẶT VẤN ĐỀ
 
Công nghệ số đã thay đổi như thế nào quá trình sáng tác ca khúc thiếu nhi? Các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc sử dụng công nghệ nào để tạo ra các ca khúc mới cho trẻ em?
Các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng streaming nhạc đã ảnh hưởng thế nào đến việc phổ biến ca khúc thiếu nhi? Những kỹ thuật tiếp cận và chiến lược nào đang được sử dụngđể thu hút khán giả trẻ em?
Sự phổ biến của công nghệ số đã tạo ra những thay đổi gì trong thói quen tiêu thụ âm nhạc của trẻ em? Có xu hướng mới nào trong cách trẻ em tiếp cận và nghe nhạc thiếu nhi?
Tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ số đối với sáng tạo và phổ biến ca khúc thiếu nhi là gì? Liệu công nghệ số có tạo ra những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến nội dung âm nhạc mà trẻ em tiếp xúc?
Có những giải pháp nào để tận dụng công nghệ số một cách tích cực và đảm bảo rằng ca khúc thiếu nhi vẫn mang tính giáo dục và vui nhộn khi được phổ biến?
Những câu hỏi trên chính là những vấn đề mà công nghệ số đang tác động đối với việc sáng tác và phổ biến ca khú thiếu nhi.
2.    TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ
    Đối với người sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi
    Tác động tích cực

Công nghệ số đã hỗ trợ rất nhiều cho người sáng tác và phổ biến các ca khúc thiếu nhi cụ thể như:
    Sản xuất âm nhạc số: Công nghệ số đã giúp cho quá trình sản xuất âm nhạc dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian. Ngày nay, các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc có thể sử dụng phần mềm và công cụ kỹ thuật số để tạo ra âm nhạc trên máy tính và thiết bị di động.Các nhạc sĩ sáng tác có thể dễ dàng sáng tác trên các phần mềm âm nhạc phổ biến từ lâu như: Encore, Finale,… hay những phần mềm phổ biến thời gian gần đây như: Muse Score, Sibelius First, Noteflight (dùng trực tuyến)… Các nhạc sĩ hòa âm, phối khí, sản xuất âm nhạc có thể sử dụng: Cubase, FL Studio, Cakewalk Sonar, Ableton Live Music…
    Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu âm nhạc: Công nghệ số cho phép các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc lưu trữ và quản lý dữ liệu âm nhạc một cách hiệu quả. Họ có thể lưu trữ các bản ghi âm, giai điệu, lời bài hát, và các tài nguyên khác liên quan đến ca khúc trên các nền tảng trực tuyến và dễ dàng chia sẻ với đồng nghiệp hoặc các nghệ sĩ khác để hợp tác sáng tác.
 
    Ghi âm và thu âm: Công nghệ số đã cải thiện chất lượng ghi âm và thu âm, cho phép các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc tạo ra những bản thu chất lượng. Điều này giúp tăng cường chất lượng âm nhạc và mang lại trải nghiệm nghe nhạc tốt hơn cho các em.
    Tạo nhạc số và tự động hóa: Công nghệ số cho phép sử dụng các công cụ tạo nhạc số và tự động hóa để tạo ra các giai điệu, hòa âm và nhịp điệu. Các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc có thể sử dụng các công cụ này để tạo ra những hiệu ứng âm thanh độc đáo và sáng tạo cho các ca khúc thiếu nhi.
    Phổ biến dễ dàng: Công nghệ số đã thay đổi cách âm nhạc được phân phối và tiếp cận. Ngày nay, các ca khúc thiếu nhi có thể được phát hành và phân phối qua các nền tảng trực tuyến như Spotify, Apple Music, YouTube, Facebook, Tiktok… và các ứng dụng streaming khác. Điều này giúp cho ca khúc thiếu nhi tiếp cận được một lượng lớn các em thiếu nhi.
    Tương tác và sáng tạo cộng đồng: Công nghệ số đã tạo ra cơ hội cho tương tác và sáng tạo cộng đồng trong việc sáng tác âm nhạc. Nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc có thể kết nối vàhợp tác với các nghệ sĩ khác trên mạng và chia sẻ ý tưởng, tạo ra những tác phẩm sáng tạo hơn.
    Tác động tiêu cực
- Sao chép và đạo nhạc: Khi có công nghệ số, việc sao chép và đạo nhạc dễ dàng diễn ra hơn, điều này dẫn tới nhiều tác phẩm khá giống nhau làm giảm sự độc đáo và sáng tạo trong ngành âm nhạc thiếu nhi.   - Phụ thuộc quá nhiều vào “hot trend” (xu hướng) hay “hit” (bản nhạc nổi tiếng nắm bắt của thị trường) của mạng xã hội: Chính sự chạy theo xu thế này, các tác phẩm dành cho thiếu nhi phổ biến trên mạng có thể bị lãng quên nhanh chóng khi xuất hiện những bài hát mới hơn. Điều này có thể làm giảm khả năng phổ biến các ca khúc chất lượng và mang tính giáo dục cao trong thời gian dài.
   - Phân mảnh và đa dạng quá nhiều nội dung: Côngnghệ số đã tạora sự phân mảnh và đa dạng quá nhiều nội dung âm nhạc thiếu nhi trên mạng. Điều này có thể làm cho việc tìm kiếm và tiếp cận các ca khúc thiếu nhi chất lượng và phù hợp trở nên khó khăn cho phụ huynh và giáo viên.
    Đối với người sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi
Ở vấn đề này, chúng ta chỉ phân tích ở khía cạnh người trực tiếp tiếp nhận ca khúc thiếu nhi để sử dụng.
    Tác động tích cực
  - Người tiếp nhận là các em thiếu nhi: các em sẽ tiếp thu nhiều loại âm nhạc từ nhiều nguồn khác nhau trên internet. Khi có được nguồn tài nguyên âm nhạc rộng lớn trên các trang mạng, ứng dụng nghe nhạc… Các em sẽ tiếp cận một cách nhanh chóng với âm nhạc, cập nhật được nhiều sáng tác mới cũng như những thông tin xoay quanh sáng tác mới đó.
- Người tiếp nhận là giáo viên dạy nhạc: dễ dàng tiếp xúc với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và cập nhất mới thường xuyên, thông qua các ứng dụng và các nền tảng trực tuyến khác nhau, giáo viên sẽ được cung cấp nhiều tài liệu âm nhạc, bài hát, bản nhạc, video hướng dẫn và tài liệu giảng dạymà giáo viên có thể sử dụng để bổ sung giáo trình và tăng cường trải nghiệm học tập cho các em. Có công nghệ, giáo viên có thể chia sẻ âm nhạc, bài hát, video với đồng nghiệp. Công nghệ là công cụ tương tác để làm cho việc học nhạc trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Khi giáo viên nắm chắc được công nghệ, mà cụ thể là những phần mềm soạn nhạc, thu âm… sẽ giúp giáo viên có thể phân tích kĩ hơn khả năng âm nhạc của các em.
    Tác động tiêu cực
  - Đa dạng nguồn âm nhạc: Công nghệ cho phép các em thiếu nhi mở ra cánh cửa mà sau cánh cửa đó có rất nhiều nguồn âm nhạc khác nhau, và trong số đó có một số thể loại âm nhạc như: nhạc rap, nhạc hip-hop, nhạc pop có nội dung dành cho người lớn, đang phổ biến rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng streaming. Những loại nhạc nàythường có âm hưởng mạnh mẽ, hấp dẫn và được quảng bá rộng rãi,thu hút các em,dẫn đến việc các em nghe và tiếp thu nhạc không phù hợp với lứa tuổi và tình trạng phát triển của các em, ảnh hưởng đến tư duy, hành vi và thói quen của các em.
  - Quá tải thông tin: Các em có thể bị quá tải thông tin âm nhạc từ nhiều nguồn khác nhau, khiến các em khó có thể tập trung và tiếp thu một cách tốt nhất. Đây là một vẫn đề dẫn đến việc không hiểu sâu hơn về một bài hát cụ, gặp khó khăn trong việc lựa chọn và đánh giá các bài hát và nội dung âm nhạc phù hợp. Hậu quả sâuxa hơn là ảnh hưởng cả đến sự phát triển giáo dục cho trẻ em. Các em có thể bị lạc quan với các bài hát không mang tính giáo dục, khiến cho việc giáo dục thông qua âm nhạc trở nên không hiệu quả.Ngoài ra quá tải thông tin còn làm giảm khả năng sáng tạo của trẻ em. Thay vì tự tạo ra âm nhạc và tập trung vào sự sáng tạo, các em có thể trở nên dễ dàng lựa chọn và tiêu thụ các bài hát có sẵn từ công nghệ số.
- Thông tin bị sai lệch:Như chúng ta đã biết, ngày nay các ca khúc thiếu nhi có thể được phát hành và phân phối qua các nền tảng trực tuyến một cách dễ dàng, việc sao chép (copy) lời nhạc, văn bản nốt nhạc, tập tin âm thanh, hình ảnh…là việc diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên các trang mạng. Tuy nhiên, việc sao chép sai là chuyện thường xuyên xảy ra và gây rất ảnh hưởng không tốt đến nhiều tác phẩm của tác giả, có lúc còn bị hiểu sai lệch ý nghĩa ca từ có trong bài, hoặc giai điệu của bài.
Ví dụ 1: Từ ca khúc Yêu lắm Trường Sa của chính bản thân tôi: Đã sửa khá nhiều lời và giai điệu so với bản gốc như trang:
https://www.loicakhuc.com/loi-bai-hat-yeu-lam-truong-sa-doi-van-nghe-soc-nau-nha-thieu-nhi-quan-9/aQP.html
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/yeu-lam-truong-sa-ai-nhi.3KpXd0NH5bNe.htmlVăn bản gốc:

b1amnhac-1696258548.jpg

Văn bản lời (lyric) bị sửa:

b1ab-am-nhac-1696259032.jpg
 
b2ab-am-nhac-1696259223.jpg
 

Ví dụ 2: Từ ca khúc “Rước đèn tháng 8” Sáng tác: Đức Quỳnh bút danh Vân Thanh chúng ta sẽ thấy được nhiều văn bản khác nhau.

b2-am-nhac2-1696259309.jpg

      
Dẫn chứng như vậy để chúng ta thấyđược rằng, việc các ca khúc thiếu nhi lúc phổ biến trên các trang mạng, các ứng dụng nghe nhạc sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc sao chép, người sử dụng cũng không có thời gian để đính chính lại, hoặc nói cách khác, người sử dụng sử dụng “mặc định đúng” khi có nhiều kênh thông tin sao chép qua lại gây hiểu sai cho người sử dụng.
Còn rất nhiều vấn đề trong việc sử dụng công nghệ trong âm nhạc hiện nay, tuy nhiên trong phạm vi của bài này, tôi chỉ muốn nêu lên thực trạng cũng như tầm ảnh hưởng của công nghệ trong sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi chứ không xoáy sâu vào từng vấn đề.
3.    MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI VIỆC SÁNG TÁC VÀ PHỔ BIẾN CA KHÚC THIẾU NHI CỦA HỘI ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Không nằm ngoài những ảnh hưởng của công nghệ số đến việc sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi nói chung trên cả nước, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong dòng chảy của sự ảnh hưởng công nghệ số đến việc sáng tác, việc phổ biến ca khúc thiếu nhi đến với các em thiếu nhi.
Lực lượng sáng tác ca khúc thiếu nhi rất phong phú mà lực lượng chính bắt nguồn từ các nhạc sĩ của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh: Hàng năm Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh luôn có những cuộc vận động sáng tác, đầu tư tác phẩm, những chương trình nghệ thuậtphổ biến các ca khúc tuổi hồng, ca khúc thiếu nhi, chính từ đây mà rất nhiều ca khúc đã được ra đời phổ biến trên các trang mạng ví dụ như:
“Thành phố tuổi thơ” sáng tác của nhạc sĩ Lê Vinh Phúc
https://www.youtube.com/watch?v=6BC0BIpnzfk&list=PL8- KPKVYDtZF9MB5tHwzQhZQwFBbryWRj&index=27
 
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thanh-pho-tuoi-tho-st-le-vinh-phuc-va.fx3kiQezKY.html
“Niềm vui của thầy cô” sáng tác Nguyễn Văn  Chung
https://www.youtube.com/watch?v=ximm5opSkVA&list=PL8-KPKVYDtZF9MB5tHwzQhZQwFBbryWRj&index=34
https://www.youtube.com/watch?v=F7klhO2DRi8“Cây lúa quê hương em” sáng tác Lê Anh Tú
https://www.youtube.com/watch?v=2areQLIMnv8&list=PL8- KPKVYDtZF9MB5tHwzQhZQwFBbryWRj&index=139
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/cay-lua-que-huong-em-be-quynh-thy.1iEdTRWT5XE4.html
“Bạch Tuyết lạc chốn rừng xanh” sáng tác Lê QuốcThắng
https://www.youtube.com/watch?v=KgqP6_aa_C4&list=PL8- KPKVYDtZF9MB5tHwzQhZQwFBbryWRj&index=154
Các ca khúc được xét duyệt chỉn chu từ phần nhạc đến phần lời, việc sản xuất nhạc nền và thu âm cho ca khúc cũng được đầu tư kĩ lưỡng. Ngoài những kênh như kênh youtube của Hội Âm nhạc, kênh nhaccuatui… Hội âm nhạc còn kết nối với Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – VOH để quảng bá những tác phẩm đến với công chúng, mà cụ thể là các em thiếunhi. Ngoài những chương trình, tác phẩm được chọn đầu tư sáng tạo do Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quảng bá, Hội Âm nhạc còn kết hợp với Công viên Văn hóa Đầm Sen,Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tín hiệu tốt để mang âm nhạc thiếu nhi “chính thống” đến với các em, dành cho các em.
Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh còn có hẳn một kênh youtube và Thư viện âm nhạc thiếu nhi riêng của Hội, mà trong đó có những ca khúc thiếu nhi được phổ biến, cùng với đó là nhữngnhạc nền để các em thiếu nhi cũng như thầycô giảng dạy có thể sử dụng“miễn phí”. Cũng đã có nhiều đơn vị cập nhật được những ca khúc có trên kênh youtube cũng như các chương trình của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh để sử dụng trong các hội thi, hội diễn như:
Thành phố tuổi thơ sáng tác Lê Vinh Phúc; Tự hào thành phố của chúng em sáng tác Lê Anh Tú; Em yêu thành phố của em sáng tác Nguyễn Văn Hiên; Tuổi thơ Chăm thành phố Bác sáng tác Trương Quang Lục; Ngày hội quê hương em sáng tác Vy Nhật Tảo; Chúng em hát cùng tương lai thành phố sáng tác Ngô Tùng Văn; Thành phố Hồ Chí Minh thành phố cho em ước mơ sáng tác Đinh Hoàng Vũ…
Và những chương trình, những ca khúc thiếu nhi được Hội Âm nhạc thành phố Hồ ChíMinh phổ biến chính là nhờ từ công nghệ số để lan tỏa trên các trang mạng xã hội, các nền tảng cho phép xem và nghe nhạc. Nói như vậy để thấy công nghệ số mang lại sự phát triển vượt bậc trong việc sáng tác và phổ biến các ca khúc dành cho thiếu nhi hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
 
Tuy nhiên, ngoài những điều tích cực, vẫn còn đó những khó khăn chung từ những tác động tiêu cực mà công nghệ số mang lại đòi hỏi Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh phải khắc phục như:
 - Về sự đa dạng: Chính sự đa dạng về nguồn tiếp nhận những ca khúc thiếu nhi trên các trang mạng, các nền tảng xã hội, chính vì thế phải có sự cạnh tranh mãnh liệt từ các trang mạng của Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh với các trang khác. Có một trang mạng hay các nền tảng xã hội thu hút các em thiếu nhi cũng như giáo viên giảng dạy âm nhạc truy cập nhiều sẽ lan tỏa các ca khúc đến các em thiếu nhi một cách dễ dàng, thấm sâu vào đời sống của các em.
- Về sự quá tải thông tin: Khi có một nguồn âm nhạc chính thống của Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh được thầycô giảng dạyâm nhạc và các emthiếu nhi truycập thường xuyên, sử dụng những ca khúc từ nguồn này sẽ tạo thói quen, sự tập trung vào một trang, một nền tảng đó. Khi ấy, sẽ giúp các em có được tư duy xem và nghe nhạc thiếu nhi một cách chính thống nhất.
-  Về việc thông tin bị sai lệch: như tôi đã nói ở mục (2.2.2), việc sai lệch thông tin về ca khúc như phần lời, phần giai điệu, phần tác giả… Sẽ được hạn chế nhất khi các giáo viên âm nhạc và các em có một nguồn chính thống từ các trang mạng, các nền tảng xã hội của Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại: Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy hơn nữa để tạo ra một trang mạng, một kênh thật thu hút trên các nền tảng nghe nhạc của thời đại công nghệ số hiện nay.


4.    MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HƠN NỮA TRONG VIỆC CẬP NHẬT CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI VIỆC SÁNG TÁC VÀ PHỔ BIẾN CA KHÚC THIẾU NHI HIỆN NAY TRONG PHẠM VI HỘI ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Tạo thêm nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, hoặc cụ thể hơn là các lớp cập nhật, nâng cao việc sử dụng công nghệ số trong việc sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi cho lực lượng nhạc sĩ sáng tác của Hội trong giai đoạn hiện nay.
- Quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nâng chất trang mạng, kênh xem và nghe nhạc củaHội. Nếu có thể, Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh nên có hẳn một kênh youtube riêng biệt dành cho ca khúc thiếu nhi. Kênh youtube này phải dễ tìm kiếm, có đủ nhạc có lời, nhạc nền và đặc biệt là lồng ghép văn bản để người sửdụngdễ truycập, nắm bắt thông tin một cách chính xác nhất.
- Liên kết với Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu rõ nét hơn về trang mạng, nền tảng xã hội mà Hội đang sử dụng. Có thể hướng dẫn thao tác truy cập, cung cấp địachỉcụthể để từ đó dễ dàng phổ biến các ca khúc thiếu nhi đến các Nhà Thiếu nhi các quận, huyện nhằm lan tỏa rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa các ca khúc thiếu nhi được Hội đầu tư cũng như trao giải thưởng.
- Liên kết với Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh để phổ biến trên các kênh thông tin của các trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hướng dẫn cụ thể (có thể sử dụng video để hướng dẫn) cách truy cập vào các trang mạng, các kênh của Hội, để từ đó các giáo viên âm nhạc và học sinh trong các trường học dễ dàng sử dụng hơn.
 
5.    KẾT LUẬN
Việc sáng tác và phổ biến các ca khúc thiếu nhi trong thời đại công nghệ số là sự gặp gỡ giữa những cơ hội và thách thức. Công nghệ số đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người sáng tác và phổ biến các ca khúc thiếu nhi, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận và tương tác với các em thiếu nhi. Tuy nhiên, cũng có những thách thức đặt ra đó là hiện tượng đạo nhạc, sao chép nhạc khi sáng tác; sự cạnh tranh giữa các kênh, các nền tảng, các trang mạng… trong việc phổ biến; việc quá tải thông tin cho người sử dụng khi có quá nhiều nguồn xem và nghe nhạc.
Chính từ những lý do đó, đòi hỏi người thực hiện, người sản xuất âm nhạc cho thiếu nhi phải luôn nâng chất từ khâu sáng tác đến khâu phổ biến, để làm sao các em thiếu nhi có được những sản phẩm tốt nhất, chính thống nhất và chất lượng nhất.
-------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Trang youtube của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh
2.    https://www.youtube.com/watch?v=Z3MLdQIfvJY
3.    Trang face book của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh
4.    https://www.facebook.com/profile.php?id=100070129176044
5.    Các trang mạng,nền tảng xã hội
6.    https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/yeu-lam-truong-sa-ai-nhi.3KpXd0NH5bNe.html
7.    https://thethaovanhoa.vn/dinh-nghia-lai-mot-bai-hit-20130918133304591.htm
8.    https://www.youtube.com/@KenhThieuNhiBHMedia
9.    Mộ tsố trang mạng khác.
10.    Tài liệu đăng ký chương trình dự thi ca múa nhạc thiếu nhi hè toàn thành của Nhà Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh.

"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”

Bạn đang đọc bài viết "Tác động của công nghệ số đối với việc sáng tác và phổ biến ca khúc thiếu nhi" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn