Sử thi Việt Nam (Kỳ 30)

12/04/2023 06:05

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b1pbc1-1681199632.jpg

Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Phan Bội Châu - nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20. Nguồn: Internet.

 

Kỳ 30.

Phải phát triển chấn hưng rộng khắp

Thương nghiệp công nghiệp mọi nơi

Phải học cái thực dụng thực tiễn trong đời sống con người

Bỏ thói học phù hoa phi thực tế.

Phải học khoa học tự nhiên để không đình trệ

Phải lấy chữ cái La tinh làm chữ của nước nhà.

Học thuyết cứu nước của Phan Chu Trinh được gọi là chủ nghĩa ôn hòa

Nhưng khi đi vào thực tiễn đã biến thành những cuộc đấu tranh dữ dội.  

Pháp coi học thuyết của Phan Chu Trinh cũng là tư tưởng mới

Lật đổ người Pháp mà thôi.

Năm 1908 cuộc chống thuế ở Trung kỳ sục sôi

Pháp bắt Phan Chu Trinh đày ra Côn Đảo.

Ngày nay chúng ta cho học thuyết của ông là mơ ảo

Là không tưởng mà thôi.

Thực ra quốc gia Ấn Độ đông hàng tỉ người

Cũng theo học thuyết của thánh Găng Đi không bạo động.

Sau Đại chiến thế giới hai hoàn cầu rung động

Chủ nghĩa thực dân tan rã khắp Á- Phi

Thực dân Anh phải trả lại cho Ấn Độ và thánh Găng Đi

Nền tự do độc lập.

Nhưng ở Việt Nam phái ôn hòa không biến mất

Nhưng cũng không mạnh lên thành một phong trào.

 Cùng với Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu cũng dấy lên một cao trào

Bạo động vũ trang chống Pháp

Phan Bội Châu thành lập

Hội Duy Tân

Với một vị minh quân

Cường Để làm minh chủ.

Về lực lượng cụ Phan dựa vào tầng lớp trên nhà giàu địa chủ

Chủ yếu là cầu viện Nhật Bản cùng máu đỏ da vàng

Đồng chủng đồng văn

Có thể giúp Việt Nam đánh bọn mắt xanh mũi lõ.

Khi đó Nhật đang trên con đường duy tân hùng cường văn võ

Chiến tranh Trung –Nhật 1894-1895 đánh bại nhà Thanh

Hạm đội Bắc Dương Trung Hoa một sáng tan tành

Nhà Thanh ký hàng ước đầu hàng nhục nhã.

Tại eo Đối Mã

Hạm đội Thái Bình Dương của đế quốc Nga

Một sáng thành ma

Bởi hạm tàu Nhật Bản

Trong cuộc chiến tranh bằng pháo hạm

Năm 1904-1905.

Được sự giúp đỡ của Hội Ái hữu đồng văn

Cụ Phan cho thanh niên Việt Nam sang đế quốc Mặt Trời du học.

Nhưng chủ nghĩa tư bản Pháp- Nhật chỉ là một giuộc

Chính phủ Pháp đề nghị và Chính phủ Nhật đã trục xuất du học sinh.

Cuộc Đông du mới thành hình

Đã đi vào thất bại.

Cụ Phan Bội Châu đã về Trung Hoa và ở lại

Chờ thời.

Năm 1911 Trung Hoa chấn động tơi bời

Nhà Thanh bị Tôn Trung Sơn lật đổ

Dân tộc Trung Hoa khốn khổ

Bước sang nền cộng hòa

Trung Hoa

Dân Quốc.

Trung Hoa đổi thay thời cuộc

Cụ Phan cũng chuyển từ quân chủ sang tư tưởng cộng hòa

Từ đất Trung Hoa

Cụ Phan lập Việt Nam Quang phục hội

Khi đánh Pháp xong nước nhà theo đuổi

Lập nền cộng hòa tư sản kiểu phương Tây.

Nhưng cuộc thế đổi thay

Việt Nam Quang phục hội không thành công được

Vài hội viên về nước

Ám sát mấy thằng Tây

Và mấy thằng quan Việt Nam liếm giầy

Theo Pháp.

Năm 1925 tại Quảng Châu Phan Bội Châu đã gặp

Nguyễn Ái Quốc thế hệ cách mạng trẻ tiếp theo

Nghe nói cách mạng Nga như nước thủy triều

Cách mạng công nông chuyển rung thế giới.

Để đáp lòng mong đợi

Của quốc dân đồng bào

Phan Bội Châu muốn đưa phong trào

Theo làn sóng Liên bang Xô viết.

Nhưng năm 1925 là năm chấm hết

Cuộc đời bôn ba cách mạng của cụ Phan.

Trên đường từ Quảng Châu về Thượng Hải cụ bị Pháp bắt giam

Đưa về nước xử ở Tòa Đề hình Hà Nội.

Bắc- Trung -Nam dấy lên một phong trào đấu tranh dữ dội

Của nhân dân đòi thả cụ Phan

Từ tử hình Pháp giảm xuống chung thân

Rồi giảm án treo đưa cụ về Bến Ngự

Kết thúc bôn ba lữ thứ

Cụ Phan thành ông già Bến Ngự đến 1940.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Sử thi Việt Nam (Kỳ 30)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn