Hội iâm nhạc thành phố Hồ Chí Minh ngày một phát triển và trưởng thành. Hội là nơi hội tụ của nhiều nhạc sĩ sáng tác, biểu diễn, lý luận và đào tạo trên nhiều lĩnh vực như nhạc trẻ, nhạc dân gian dân tộc cho đến nhạc hàn lâm kinh viện. Hội là mái nhà chung của các nhạc sĩ. Nhớ về Hội ta không quên thuở ban đầu, không quên những nhạc sĩ đàn anh đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà và cũng là những người đã đặt những viên gạch hồng cho Hội Âm nhạc thành phố.
Những tấm lòng ngày Bắc đêm Nam
Trong những năm đất nước bị chia cắt làm hai miền, các nhạc sĩ miền Nam tập kết ra Bắc đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng được sáng tác trong tâm trạng ‘ngày Bắc đêm Nam’; nổi bật là các bài hát của các nhạc sĩ Trần Kiết Tường, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt, Hoàng Hiệp, PhanNhân, Trương Quang Lục..
Bài hát Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (Trần Kiêt Tường) mở đầu bằng giọng hò mênh mang: Hò ơ hò hơ ơ
Tôi hát ngàn lời ca
Bao la hơn những cánh đồng Mênh mông hơn mặt biển Đông Êm đềm hơn những dòng sông
Hò hơ hò ơ Ơ hò là hò hơ
Tôi hát ngàn lời ca
Nồng nàn hơn nắng ban mai Đẹp tình hơn cánh hoa mai
Tác giả đã lấy Tôi hát ngàn lời ca làm điệp từ để giai điệu mênh mang của điệu hò Đồng Tháp bay bổng, ngân nga đi vào tận trong thăm thẳm lòng người
Cùng với hình tượng văn học sống động như bao la của cánh đồng, mênh mông của biển Đông, êm đềm của dòng sông nó dẫn dắt người nghe lắng đọng một cách tự nhiên mà không khô cứng gò ép. Cấu trúc bài hát đơn giản: 2 tiết nhạc bằng điệu hò ở mở đầu và kết thúc bài; 2 vế so sánh ở giữa với những hình ảnh địa dư quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, biển Đông. Còn ở vế sau là hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như nắng ban mai, những cánh mai vàng, những ngọn núi dòng sông kèm với các mỹ từ hàm chứa năng lượng nôi tại như nồng nàn, hùng thiêng để bật lên
cảm xúc cao đẹp của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Mình. Bài hát được dồn nén t khi nhạc s còn ở chiến trường Nam Bộ để 10 năm sau được tác giả phát tiết ra cảm xúc thăng hoa cho ca khúc viết về Bác Hồ. Giọng ca của Quốc Hương mượt mà trong sáng đưa bài hát đi vào tâm thức người nghe nhiều thập kỷ. Nghệ sĩ Quốc Hương đã vào gặp Bác và hát cho Bác nghe bảy lần. Có lần nghe xong, cảm động Bác hỏi:
-Chú nào sáng tác bài này?
Có thể nói bài hát đã lay động tình cảm của vị cha già dân tộc, lúc nào cũng đau đáu tâm nguyện miền Nam luôn ở trong trái tim tôi
Nhạc sĩ Hoàng Việt đã có những ca khúc nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến trường Nam bộ như Lá Xanh, Mùa lúa chín, Lên ngàn. Khi ra Bắc tập kết, với nỗi đau đất nước bị chia cắt làm 2 miền cùng với sự ‘chia ly màu đỏ’ cùng vợ con ở quê nhà, ông đã biến lòng nhớ thương, nỗi xa cách, niềm hy vọng thành cảm xúc mãnh liệt, để viết lên giai điệu trác tuyệt vượt lên không gian, băng qua thời gian, sống mãi với lòng người:
Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta/ át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba… qua bóng mây che mờ quê ta/ tiếng ca đời đời chung thuỷ thiết tha…ta hát chung tiếng ca vang dội tử nghìn phương xa/ xua kẻ thù đi mau/dập tắt chiến tranh đẫm máu/ đập tan ngay bao đau khổ và chia ly/ giữ lấy đức tin bền vững em ơi/ giử lấy trái tim đời sống yêu đời/ làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người…
Nhà thơ Hoài Vũ nhiều năm sáng tác gắn bó với chiến trường miền Nam. Bài thơ Vàm Cỏ Đông của ông gửi ra Bắc được nghệ sĩ ngâm trên Đài Tiếng nói Việt Nam (1966). Chàng kỹ sư hoá chất Trương Quang Lục như cái duyên định mênh thơ - nhạc đã làm cho Vàm Cỏ Đông không chỉ tồn tại trên địa lý mà còn ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân miền Bắc với giai điệu thật tình cảm, thật đa diết qua lời tâm sự mộc mạc, chân tình của cô gái đồng bằng Nam Bộ: Ở tận sông Hồng Anh có biết/ quê hương em cũng có dòng sông/ em vẫn gọi những lời tha thiết/ Vàm Cỏ cỏ Đông ấy Vàm Cỏ Đông.
Bài hát được giọng ca ấm áp của ca sĩ Trần Thụ trình diễn, thường xuyên được thính giả miền Bắc ưa thích trong chương trình Bài hát theo yêu cầu của Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm tháng.
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã có một số ca khúc phổ thơ trong lúc này như Ngọn đèn đứng gác (thơ của Chính Hữu), Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi).
Bài hát Câu hò bên bở Hiền lương (lời Đằng Giao) được Hoàng Hiệp sáng tác năm 1956 nói lên nỗi lòng của cán bộ miền Nam tâp kết ra Bắc mong được hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước để được trở về quê hương thường xuyên phát trong chương trình hướng về Nam của Đài tiếng nói Việt Nam.
Bài hát Cô gái vót chông tác giả phổ thơ của Lô Mô Y Choi với tiết tấu giai điệu rộn rã, vui tươi; ca ngợi ý chí kiên cường dũng cảm người dân Tây Nguyên trong công cuộc chiến đấu bảo vệ núi rừng, buôn rẫy, làng bản. Tình yêu quê hương xứ sở của mình đã trở thành nguồn động lực vô biên để họ đứng lên cùng với đồng bào cả nước trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ.
Bài thơ Lá đỏ dược Nguyễn Đình Thi sáng tác năm 1974, sau đó được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ với bài hát cùng tên ngaysau khi bài hát ra đời 1975. Hình tượng của bài thơ rất đẹp: gặp em trên cao lộng gió /đường Trường Sơn ào ào lá đỏ/ em đứng đứng ở bên đường/như quê hươngvai áo bạc quàng súng trường/Đoàn quân vẫn đi vội vã/Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa… Âm nhạc thể hiện sự hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn nghe đâu đó có những tiếng rầm rập bướcchân các đoàn quân ra trận với một khí thế tất cả cho tiền tuyến, tất cả hướng về miền Nam ruột thịt. Bài hát có sức lay động rất lớn đối với các chiến sĩ giải phóng quân của chúng ta trên mọi nẻo chiến trường. Nó vang lên trong thời điểm nhạy cảm nhất của lịch sử đất nước: chiến dịchHồ Chí Minh lịch sử 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Câu kết cuối bài, hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn như một lời hứa hẹn và hy vọng của quân và dân ta sau mấychục năm đất nước bị chia cắt. Đây chính là niềm thôi thúc của đồng bào chiến sĩ cả nước trong vận hội lịch sử mà hàng triệu người mong chờ cái khoảnh khắc thiêng liêng nhất đang đến. Lời ca súc tích, ngắn gọn đầy biểu cảm cuốn hút lòng người. Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn là mệnh lệnh của đất nước nhưng cũng là mệnh lệnh trái tim của những người chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi. Âm nhạc nghe thôi thúc, giục giã lòng người và phơi phới niềm tin hy vọng.
Bài hát Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh điểu được nhạc sĩ sáng tác năm 1962. Bài hát không chỉ nói về những người thợ xây: xây cho nhà cao cao cao mãi mà còn nói về tấm lòng luôn hướng tới miền Nam của họ:
Lòng nhớ thương quê hương miền Nam/ anh hằng tha thiết ước mong ngày mai/anh sẽ đi về khắp làng quê /xây những ngôi nhà tương lai. Bài hát đã nhanh chóng đi vào lòng người bởi giai điệu đẹp, lời ca giản dị chân tình mà đầy xúc cảm. Đoạn kĩ thuật xuất hiện ở cao trào vừa là chỗ thử thách bản lĩnh của ca sỹ, vừa là chỗ để ca sĩ khoe giọng hát của mình. Bài hát đã được nhiều giọng ca nổi tiếng của đất nước lúc bây giờ như Kiều Hưng, Trung Kiên, Trần khánh biểu diễn. Giai điệu trữ tình của bài hát đã làm lay động bao nhiêu trái tim yêu nhạc của khán thính giả cả nước qua nhiều thập kỷ cho đến tận bây giờ.
Một thời gian sau khi từ chiến trường ra Bắc, Phan Huỳnh Điểu đã viết ca khúc Bóng cây Kơ Nia (thơ Ngọc Anh) sau 10 năm thai nghén. Bài hát đã được giọng ca đẳng cấp của NSƯT Măng Thị Hội (người dân tộc Ba Na) chắpcánh bằngcả tâm hồn và trái tim để gửi đến các chiến sỹ giải phóng quân. Có một câu chuyện cảm động: một thương binh sau trận đánh được đồng đội khiêng vào trạm quân y tiền phương. Nửa tỉnh nửa mê sau cơn đau anh quờ quạng phải chiếc đài bán dẫn, giọng ca Măng Thị Hội cất lên : Em hỏi cây Kơ Nia/ rễ mày uống nước đâu/uống nước nguồn miền Bắc…Bài hát như một liều thuốc tinh thần đắc hiệu giúp người thương binh tỉnh thức vượt qua cơn mê sảng.
Nhạc sĩ Phan Nhân sáng tác bài hát Hà Nội niềm tin và hy vọng năm 1972. Ra đời trong những ngày tháng hào hùng của trận Điện Biên Phủ trên không. Ca khúc nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của quân dân Hà Nội, anh dũng kiên cường trong 12 ngày đêm rực lửa, bắn rơi nhiều pháo đài bay B52 của Mỹ, góp phần chia lửa cho chiến trường miền Nam, tiến tới Hiệp định Paris 1973. Lời ca nghe tha thiết mà kiêu hãnh làm sao: mặt hồ gươm vẫn lung linh mây trời/ càng tỏa ngát hương thơm hoa thủđô/ Hà Nội đó niềm tin yêu hi vọng/của núi sông hôm nay và mai sau/
chân ta bước lòng ung dung tự hào/ kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao. Bài hát vang lên hơn nửa thập kỷ qua nhưng âm điệu hào sảng của nó vẫn ở trong lòng người, đóng góp vào chuỗi các bài hát hay nhất viết về Hà Nội một thời bão lửa.
Những nhạc sĩ ở miền Nam ngày đêm hướng ra miền Bắc
Miền Bắc là hậu phương vững chắc cho công cuộc giải phóng miền Nam. Miền Bắc là nguồn cung cấp nhân lực, vật chất và tinh thần cho chiến trường miền Nam. Miền Bắc cũng là nơi chào đón, chắp cánh cho các tác phẩm của các nhạc miền Nam được viết ra từ trong bom rơi lửa đạn.
Huỳnh Minh Siêng ( gồm Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ) sáng tác ca khúc Giải phóng miền Nam trong khí thế hừng hực của phong trào Đồng khởi 1960. Đây là bài ca chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt lũ bán nước phá tan bè lũ cướp nước. Đây xương tan máu rơi lòng hậnthù ngất trời sông núi bao nhiêu năm cách rời. Đây Cửu Long hùng tráng/ Đây Trường Sơn vinh quang/thúc giục bản ta đi xung phong đi giết thù/Vai sát vai chung một bóng cờ/Vùng lên nhân dân miền Nam anh hung/ vùng lên xông pha vượt qua bão bùng…
Bài hát vang lên rộn rã từ trong Nam ra ngoài Bắc. Nó như tiếng kèn xung trận thúc giục quân dân vả nước vượt qua mọi hy sinh gian khổđể thực hiện lời dạy của Bác Hồ: ‘Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi’.
Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước/ Diệt lũ bán nước phá tan bè lũ cướp nước/ Đây xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời sông núi bao nhiêu năm cách rời/ Đây Cửu Long hùng tráng/ Đây Trường Sơn vinh quang/thúc giục đoàn ta đi xung phong đi giết thù/Vai sát vai chung một bóng cờ/Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng/ vùng lên xông pha vượt qua bão bùng…
Một loạt các ca khúc khác của Lưu Hữu Phước như Xuống đường, Tiến về Sài Gòn, đã cổ vũ tinh thần tranh đấu quật khởi của quân dân ta ở đô thị và các vùng ven.
Bên cạnh đó phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe của sinh viên ở các đô thị miền Nam đã tạo thành một làn sóng chính trị sâu rộng, mạnh mẽ tập hợp thanh niên, sinh viên đấu tranh chống quân bán nước và cướp nước. Họ không hát cho chính mình mà hát cho dân tôi nghe ...Tiếng hát tung cờ ngày nào/Hát qua đêm thiên thu lửa cháy bên trại giặc thù/ Hát cho anh công nhân...Hát cho anh nông dân...
Những nhạc sĩ - chiến sĩ trong phong trào ấygồm Tôn Thất Lập (Hát cho dân tôi nghe), Trần Long Ẩn (Người mẹ Bàn Cờ), La Hữu Vang, Trương Quốc Khánh (Tự Nguyện), Trần XuânTiến, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Nam, Miên Đức Thắng.
Một số bài hát mang rõ sắc thái dân ca Nam Bộ, miêu tả sự đồng hành chia lửa của chị em với các chiến sĩ ở tuyến đầu; Âm nhạc phơi phới lạc quan như Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ) hoặc tình cảm tha thiết như Qua sông (Phạm Minh Tuấn).
Nhạc sĩ Xuân Hồng đã sáng tác những ca khúc làm layđộng đồng bào cả nước. Bài hát Xuân chiến khu phản ánh không khí vui tươi lạc quan yêu đờicủa các chiến sĩ ta.Trong gian khổ ác liệt của chiến tranh, họ vẫn tràn đầy niềm tin đón mùa xuân chiến thắng ở nơi tuyến đầu .
Bài hát Tiếng chày trên sóc bom bo lại là một mảng khác trong sáng tác của ông. Bài hát như một bức tranh sơn mài với những hình ảnh của người dân ở sóc Bom Bo. Xuân Hồng đã có khác lạ trong sáng tác ca khúc của mình, giai điệu đẹp mang âm hưởng dân ca Xtiêng pha với tiết tấu sôi động qua hình tượng của người dân vùng chiến khu giã gạo tiếp lương cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Bài hát nhanh chóng được lan truyền ở miền Bắc, nhiều đoàn văn công đã dàn dựng tiết mục nàybằng những màn ca cảnh hát múa sống động và hấp dẫn.
Bài hát Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là khúc ca khải hoàn, là niềm hân hoan, nỗi vui mừng khôn xiết khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Tác giả đã thai nghén, ấp ủ đề tài này trong nhiều năm để rồi khi khoảnh khắc lịch sử đến bài hát đã ra đời như một tiếng kèn chiến thắng hào hùng, pha màu cùng niềm xúc động của lòng người trong ngày vui lịch sử sau bao nhiêu năm mong đợi.
Thật là thiếu sót nếu trong bài viết không đề cập đến nhạc sĩ - chiến sĩ - liệt sĩ Hoàng Việt. Ông ngã xuống ở chiến trường Nam Bộ khi tài năng đang nở rộ, trong lòng còn ấp ủ nhiều tác phẩm lớn phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta sau bản giao hưởng Quê Hương, tác phẩm đầu tiên của nền âm nhạc hàn lâm Việt Nam (1966).
Các nhạc sĩ ngày Bắc đêm Nam sau khi thống nhất đất nước đã trở về quê hương miền Nam và tập trung nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh . Cùng với các nhạc sĩ trụ lại ở thành phố, từ trong căn cứ kháng chiến ra, họ là người đồng sáng lập nên Hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh năm 1981. Nhạc sĩ Xuân Hồng là Tổng thư ký đầu tiên của Hội âm nhạc thành phố. Sau này nhạc sĩ Hoàng Hiệp (người đó có nhiều ca khúc nổi tiếng khi viết ở những ngày Bắc đêm Nam cũng trở thành Tổng thư ký Hội âm nhạc thành phố ta.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảng và Nhà nước ta đã có tầm nhìn xa về con người Việt Nam sau hậu chiến; chú trọng đào tạo những con em của miền Nam trên nhiều lĩnh vực để sau này trở về xây dựng quê hương sau khi đất nước được thống nhất. Rất nhiều con em, cán bộ miền Nam tập kết đã được cử đi đào tạo tại nhạc viện của các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là ở Liên Xô cũ. Sau này họ trở thành những giáo sư, tiến sĩ, góp công rất lớn trong việc đào tạo các thế hệ nhạc sĩ ở hai trung tâm đào tạo lớn nhất của đất nước là nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam) và Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh như GSTS Ca Lê Thuần về lý luận, GSTS Quang Hải về chỉ huy giao hưởng hợp xướng, GSTS Nguyễn Văn Nam về sáng tác.
Nhạc sĩ Quang Hải đã nhiều năm làm Giám đốc nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên chỉ huy giao hưởng hợp xướng. Ngoài công việc quản lý đào tạo, ông sáng tác các tác phẩm khí nhạc dựa trên sự kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc mang âm huởng dân ca Nam với dàn nhạc giao hưởng phương Tây.
Nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã đưa ngọn gió mới của lý luận âm nhạc thế giới về Việt Nam. Những tinh hoa hoà thanh của tác giả Tchiulin (Liên Xô cũ) với giai điệu bè bas đi xuống liên tục, liền bậc tạo thêm một phong cách mới, riêng biệt, độc đáo cho sinh viên sáng tác, lý luận, chỉ huy Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ trước. Ông sáng tác nhiều cho khí nhạc và nổi bật là 7 vũ kịch. Ông còn có thời gian làm Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin giám đốc Nhạc viện và Chủ tịch Hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp sau nữa là sự trở về của Nguyễn Văn Nam, người được đào tạo rất bài bản từ trình độ đại học đến tiến sĩ ở Liên Xô cũ, là giảng viên, đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên sáng tác của Nhạc viện Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là người chuyên tâm sáng tác khí nhạc, là nhạc sĩ viết nhiều giao hưởng nhất ở Việt Nam (chín bản giao hưởng). Âm nhạc của ông đã để lại những dấu ấn khó quên và có đóng góp xứng đáng trong nền âm nhạc thính phòng cổ điển của nước nhà.
"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”