Nghiên cứu các yếu tố của người ảnh hưởng trên nền tảng tiktok tác động đến ý định mua sắm trực tuyến tại tiktok shop của thế hệ gen Z ở TP.HCM

Lê Thu Phương - Nguyễn Thị Hồng Nguyệt

15/11/2023 14:50

Theo dõi trên

Tóm tắt

Hình thức tiếp thị thông qua người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp, truyền cảm hứng đến khách hàng quan tâm các sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phổ biến và đôi khi là chiến lược quảng cáo chính trong thời đại 4.0 hiện nay. Với sự ra đời của TikTok Shop cho phép người dùng mua bán trực tuyến một cách chân thực thông qua người ảnh hưởng khiến TikTok vốn đã là mạng xã hội xu hướng nay lại thêm bùng nổ. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok tác động đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của Gen Z ở Tp. HCM. Nghiên cứu định lượng với hình thức khảo sát 300 Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi được thực hiện. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, kết quả cho thấy ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của Gen Z ở TP HCM bị tác động tích cực bởi năm yếu tố của người ảnh hưởng theo mức độ giảm dần: (1) Sự chuyên môn, (2) Sự tin cậy, (3) Sự quen thuộc, (4) Sự hấp dẫn và (5) Sự phù hợp với sản phẩm/thương hiệu của người ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến thông qua người ảnh hưởng tại TikTok Shop của Gen Z tại TP HCM.

 Abstract

Influencer Marketing on social media has been a popular key marketing tool to viral brand message to target potential consumer in the 4.0 era. Tiktok Shop platform allows users to buy and sell online authentically through influencers that really set off a new trend. This stuty examines the factors of influencers affect on gen Z consumer’s purchase intention in Ho Chi Minh city. The study applied quantitative research by survey questionnaire method with 300 gen Z consumers who has used Tiktok shop in Ho Chi Minh city. The collected data was analyzed Cronbach’s Alpha, exploring factor analyzing, and regression analyzing. The research results show that gen Z consumer’s purchase intention was impacted by five characteriscs of influencer: (1) expertise, (2) reliability, (3) familiarity, (4) attractiveness, (5)

and the harmony between influencer’s expertise and operation sector of brand. Based on the findings, several sugestions are recommend to manager to enahnce influence marketing strategy in order to encourge consumer make purchase decision.

1. GIỚI THIỆU

Những năm gần đây, sự bùng nổ của mạng xã hội, truyền thông thương mại và sự gia tăng của các chương trình truyền thông trực tiếp nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ cũng như sự tiếp cận nhanh chóng của người tiêu dùng với hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều. Mọi người dành thời gian xem mạng xã hội ngày nhiều và nó là được coi như một phần không thể thiếu để thư giãn. Đồng thời khoảng thời gian giãn cách xã hội của đại dịch Covid 19 bùng phát trong năm 2021-2022 như là chất xúc tác, thúc đẩy khách hàng sử dụng mạng xã hội hiều hơn và mua sắm online trở thành hình thức mua sắm chính của tất cả mọi người. Nắm bắt được xu hướng đó, TikTok đã cho ra mắt một hệ sinh thái thương mại điện tử là TikTok Shop toàn diện vào tháng 04 năm 2022, tại đó người dùng mua hàng trực tuyến nhanh chóng. Nhưng việc một thương hiệu đăng tải nội dung truyền thông quảng cáo lên trên các trang mạng xã hội của mình sẽ ít thu hút được sự chú ý dù nội dung hay và đúng sự thật bởi lẽ do khách hàng sẽ coi đó là hình thức tự quảng cáo, đề cao thương hiệu (Trần Như Đại, 2021). Chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, đây là nền tảng khá mới, việc lựa chọn đúng người ảnh hưởng tiếp thị phù hợp với sản phẩm là vấn đề nan giải của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu của tác giả là rất cần thiết giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tiếp thị bằng người ảnh hưởng một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra các bài nghiên cứu về TikTok Shop chưa nhiều, những bài nghiên cứu về người ảnh hưởng trên mạng xã hội trước đó được tiến hành chỉ để xem họ tác động như thế nào đến ý định mua sắm của khách hàng nói chung mà chưa đi sâu vào kênh mua sắm TikTok Shop. Chính vì thế, tác giả tiến hành bài nghiên cứu này nhằm đưa ra kết quả mới nhất về các yếu tố của người ảnh hưởng trên TikTok tác động đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop. Dưa trên các mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng và định tính. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập ý kiến của 300 đáp viên thuộc Gen Z ở TP. HCM. Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố của người ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của Gen Z ở TP. HCM. Đó là căn cứ để tác giả đưa ra các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp có các chính sách, chiến lược lựa chọn và sử dụng người ảnh hưởng để hoạt động tiếp thị đạt hiệu quả cao để thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop cũng như làm tài liệu tham khảo cho những người bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

Tiktok Shop là một gian hàng tự do mua - bán được tích hợp trên nền tảng của Tiktok. Khi người dùng xem video sẽ hiện trực tiếp link mua hàng trên đó, người dùng chi cần click là có thể mua hàng mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng. Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng TikTok thông qua video, livestream và Web giới thiệu sản phẩm nổi bật trong trang hồ sơ của họ. Người mua sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin chi tiết của sản phẩm như các sàn thương mại điện tử (TMĐT) về giá, lượt đánh giá, lượt mua v.v..

Một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường là một cá nhân thuộc bên thứ 3 có địа vị nhất định trong xã hội (Lu et al., 2010) và ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội (Li et al., 2014) và có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác. Lý thuyết nền tảng về người có ảnh hưởng đã xác định khả năng lãnh đạo quan điểm của những người có ảnh hưởng và mối quan hệ ngoài xã hội với những người có ảnh hưởng là hai cấu trúc trọng tâm ảnh hưởng đến ý định mua hàng của những người theo dõi (Farivar et al., 2021).

Ý định mua sắm trực tuyến là khả năng chắc chắn của người tiêu dùng sẽ thực hiện việc mua sắm qua Internet (Delafrooz et al., 2011). Athapaththu & Kulathunga (2018) cho rằng ý định mua sắm trực tuyến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng trực tuyến và nó cũng là một yếu tố để dự đoán quan trọng về hành vi mua sắm trực tuyến thực tế (Dede et al., 2020).

Nghiên cứu này dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein & Ajzen, 1975) và thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991) để giải thích động lực thúc đẩy việc làm theo ý muốn của người khác của yếu tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Theo một số học giả nước ngoài thì các yếu tố của người ảnh hưởng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến bao gồm: Sự hấp dẫn (Jun-Hwa Cheah et al., 2017), sự tin cậy (Rupta et al., 2015), sự phù hợp với sản phẩm/thương hiệu (Felicia Kalu, 2019). Ở Việt Nam, theo kết quả của bài nghiên cứu của Trần Như Đại và cs (2021) thì các yếu tố của người ảnh hưởng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến bao gồm: (1) Sự chuyên môn, (2) Sự tin cậy, (3) Độ dễ mến, (4) Chất lượng thông tin, (5) Giá trị giải trí và (6) Sự uy tín. Ngoài ra, yếu tố “Sự quen thuộc” của người ảnh hưởng cũng có tác động tích cực đến ý định mua (Bùi Thị Nhật Vi, 2022; Phạm Thị Mỹ Hạnh, 2022).

Thế hệ Gen Z là thế hệ sinh trong khoảng thời gian từ 1995-2012 (Bassiouni và Hackley, 2014). Thành viên của thế hệ này còn được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số" (Turner & Anthony, 2015).

H1: Yếu tố sự tin cậy của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

H2: Yếu tố sự chuyên môn của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

H3: Yếu tố sự phù hợp với thương hiệu/sản phẩm của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

H4: Yếu tố sự hấp dẫn của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

H5:Yếu tố sự quen thuộc của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

H6: Yếu tố giá trị thông tin của người ảnh hưởng trên nền tảng TikTok có tác động tích cực (+) đến ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop của thế hệ Gen Z ở TP Hồ Chí Minh.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 phương pháp là nghiên cứu định tính và định lượng:

Trong nghiên cứu định tính, trong giai đoạn đầu tác giả tiến hành thảo luận tay đôi với 3 chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực sử dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo bán hàng và thảo luận nhóm 4 người đã từng mua sắm trên TikTok Shop. Từ đó điều chỉnh và hoàn thiện thang đo; giai đoạn nghiên cứu định tính chuyên sâu tiếp theo, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đóng có gợi ý đáp án đến 18 đáp viên thuộc 18 năm sinh của Gen Z nhằm góp phần đưa ra hàm ý quản trị chi tiết cụ thể cho từng yếu tố của người ảnh hưởng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến.

Trong nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi với 300 đáp viên thuộc thế hệ Z tại Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Nhược điểm của lấy mẫu thuận tiện không mang tính đại diện nên tác giả khắc phục bằng cách chia nhỏ các nhóm tuổi gen Z thành 3 nhóm nhỏ có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên như từ 25 tuổi đến 28 tuổi (1998 đến 1995), từ 21 tuổi đến 24 tuổi (2002 đến 1999) và từ 18 tuổi đến 20 tuổi (2005 đến 2003) để tiến hành khảo sát. Để trong mỗi nhóm đều tiếp cận được một số người đại diện và tổng hợp tất cả các nhóm thể hiện được đặc tính tổng thể. Dữ liệu thu về sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 bằng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, khám phá nhân tố EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến, phân tích giá trị trung bình để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.  

4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả về mẫu nghiên cứu

Kết quả thống kê dữ liệu nghiên cứu cho thấy trong 300 người trả lời phỏng vấn có 157 người là nữ chiếm tỷ trọng 52.3%, nam có 143 người chiếm tỷ trọng 47.7%. Nhóm tuổi từ 21 đến 24 tuổi có số lượng tham gia phỏng vấn nhiều nhất với 127 người chiếm tỷ trọng 42.3%, nhóm tuổi từ 18 đến 20 tuổi có số lượng tham gia lớn thứ hai với 91 người chiếm 30.3%, nhóm tuổi từ 25 đến 28 tuổi chiếm số lượng ít nhất là 82 người chiếm tỷ trọng 27.3%. Thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 32.0% với số người tham gia phỏng vấn là 92 người, thứ hai là nhóm có thu nhập từ 1 triệu đến 5 triệu có 92 người tham gia chiếm tỷ trọng 30.7%, thứ ba là nhóm có thu nhập dưới 1 triệu có 76 người tham gia chiếm 25.3% tỷ trọng, cuối cùng là nhóm có thu nhập trên 10 triệu chiếm trọng 12.0% thấp nhất trong thống kê với 36 người tham gia. Về nghề nghiệp nhân viên văn phòng có số người tham gia nhiều nhất với 81 người chiếm 27.0%, tiếp theo đến học sinh, sinh viên với 77 người chiếm 25.7%, nghề nghiệp khác đứng thứ ba chiếm 24.0% với 72 người tham gia, thaaos nhất là tự kinh doanh có 70 người chiếm 23.3%.

Bảng 1: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát

anh-chup-man-hinh-2023-11-15-luc-144443-1700034333.png

Nguồn: Kết quả từ mẫu khảo sát

 

4.2 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach's Alpha và khám phá nhân tố EFA 

Kết quả đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo là các thang đo đều > 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3. Do đó, 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Như vậy số lượng biến quan sát được dùng để đưa vào phân tích là 34 biến.

Bảng 2. Kết quả đánh giá thang đo

anh-chup-man-hinh-2023-11-15-luc-144613-1700034414.png

anh-chup-man-hinh-2023-11-15-luc-144628-1700034414.png

Nguồn: Kết quả từ mẫu khảo sát

Kết quả xủ lý dữ liệu khám phá nhân tố EFA lần 1

Kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO=0.855 (>0.5), giá trị sig đạt 0.000 và eigenvalue=1.282>1 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, hệ số tải nhân tố của biến quan sát QT5 không thoả mãn các giá trị hội tụ. Do đó, biến QT5 sẽ bị loại. Tiến hành phân tích lần hai.

Kết quả khám phá nhân tố EFA lần 2

Kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO=0.852(>0.5), giá trị sig đạt 0.000 và eigenvalue= 1.207 > 1 đạt yêu cầu. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố >0.3 phù hợp.

4.3 Kiểm định giả thiết nghiên cứu

Bảng 4: Kết quả xử lý mô hình hồi quy

anh-chup-man-hinh-2023-11-15-luc-144744-1700034486.png

Nguồn: Kết quả từ mẫu khảo sát

Phân tích dữ liệu cho kết quả thống kê giá trị sig = 0,000< 0.05 cho thấy các giả thuyết có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Các giá trị R² hiệu chỉnh đạt 0,449, VIF đều nhỏ hơn 2, Durbin-Watson = 1,754, giá trị F = 41,559 tại mức giá trị sig. = 0,000 khẳng định không có trường hợp đa cộng tuyến xuất hiện, mô hình phù hợp và có khả năng giải thích 44,9% dữ liệu thị trường.

Tác giả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy nhận thấy cả 5 nhân tố của người ảnh hưởng bao gồm sự tin cậy, sự hấp dẫn, sự chuyên môn, sự phù hợp với sản phẩm/thương hiệu và sự quen thuộc đều tác động đến ý định mua của người tiêu dùng vì có mức ý nghĩa Sig. < 0.05 nên được chấp trong phương trình hồi quy. Nhân tố giá trị thông tin có mức ý nghĩa Sig. là 0.19 > 0.05 nên bị loại khỏi mô hình. Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Hệ số phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 10 do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh tới yếu của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: CM (0.233) > TC (0.223) > QT (0.217) > HD (0.175) > PH (0.16).

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau: 

YD = 0.233*CM + 0.223*TC + 0.217*QT + 0.175*HD + 0.16*PH

5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 biến độc lập tác động tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop và mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: sự chuyên môn, sự tin cậy, sự quen thuộc, sự hấp dẫn và sự phù hợp với sản phẩm/thương hiệu. Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định mua hàng trên TikTok Shop của người tiêu dùng thế hệ Gen Z tại TP HCM. Mặc khác, bài nghiên cứu đã làm đa dạng thêm những cơ sở lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu các yếu tố của người ảnh hưởng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của thế hệ trẻ cho các bài nghiên cứu sau. Dựa trên kết quả nghiên cứu một số đề xuất hàm ý quản trị được đề cập nhằm giúp nhà quản trị có thể khai thác tốt ý định mua sắm trực tuyến tại TikTok Shop thông qua người có ảnh hưởng trên nền tảng TikTok để tăng doanh thu, lợi nhuận cho dianh nghiệp cụ thể như sau:

- Hàm quản trị “Sự chuyên môn” : Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho người ảnh hưởng sử dụng trước, người ảnh hưởng sử dụng nhiều sản phẩm tương tự để có thể đưa ra các đánh giá chuẩn nhất và cần lựa những người ảnh hưởng có sự hiểu biết về sản phẩm/thương hiệu, cung cấp các thông tin về sản phẩm cho người ảnh hưởng. Người ảnh hưởng cần luôn phải trau dồi những kiến thức chuyên môn mà mình theo đuổi và phải thường xuyên áp dụng các kiến thức của mình vào thực tế sử dụng sản phẩm. Cuối cùng là người ảnh hưởng luôn tìm tòi nhiều cách, nhiều phương pháp sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn, tối ưu hơn.

- Hàm quản trị “Sự tin cậy”: Người ảnh hưởng cần phải nói chuyện một cách thật rõ ràng hợp lý logic, việc xây dựng hình ảnh bản thân chính trực không gian dối khách hàng, đưa ra rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm/thương hiệu, tuyệt đối không được che dấu những điểm hạn chế của sản phẩm, cần phải phân tích sản phẩm,“có sao nói vậy” nói đúng về chất lượng sản phẩm và lựa chọn các sản phẩm/thương hiệu có sự phù hợp với đặc điểm cá nhân hóa, lựa chọn những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường.Đồng thời, các doanh nghiệp cần công khai giá cả niêm yết cũng như cam kết với người tiêu dùng cũng như người ảnh hưởng về sản phẩm, thành phần của sản phẩm đảm bảo chất lượng.

- Hàm ý quản trị “Sự hấp dẫn”: Người ảnh hưởng cần có một phong cách nói chuyện lôi cuốn: biết tạo điểm nhấn khi nói chuyện, sử dụng ngôn từ chính xác và biết kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể với lời nói, người ảnh hưởng cần xây dựng một vẻ bề ngoài lôi cuốn, hình ảnh bản thân tươi tắn, rạng rỡ xinh đẹp và cần có một vẻ ngoài cuốn hút bằng một điểm nhấn riêng biệt của bản thân, tác phong cử chỉ phải luôn nhẹ nhàng,thanh lịch, đúng chuẩn mực đạo đức phù hợp với doanh nghiệp.

- Hàm ý quản trị “Sự phù hợp với sản phẩm/thương hiệu”: Người ảnh hưởng phải đang sử dụng sản phẩm/thương hiệu mà họ sắp giới thiệu, đồng thời họ còn phải thường xuyên ra video về sản phẩm/thương hiệu để nhắc nhở khách hàng. Doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch đăng tải các video của người ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội của mình để khách hàng thấy được sự liên kết, phù hợp giữa người ảnh hưởng và thương hiệu và nên chọn người ảnh hưởng có ngoại hình, tính cách có nét tương đồng, phù hợp với sản phẩm của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes  50(2), pp. 179-211.

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes. Psychological bulletin, 82(2), pp. 261.

Alba, J.W. and Hutchinson, J.W. (1987) Dimensions of Consumer Expertise. Journal of Consumer Research, 13, pp. 411-454.  http://dx.doi.org/10.1086/209080

Amos, C., Holmes, G., & Strutton, D. (2008). Exploring the relationship between celebrity endorser effects and advertising effectiveness: A quantitative synthesis of effect size. International Journal of Advertising: The Quarterly Review of Marketing Communications, 27(2), pp. 209–234.

Anderson, J. & Gerbing, D. (1988). Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach. Psychological Bulletin, 103, pp. 411-423).

Arli, D. (2017). Does Social Media Matter? Investigating the Effect of Social Media Features on Consumer Attitudes. Journal of Promotion Management, 23(4), pp. 521–539.

Athapaththu, J. and Kulathunga, K. (2018) Factors Affecting Online Purchase Intention: A Study of SriLankan Online Customers. International Journal of Scientific & Technology Research, 7, pp. 120-128. https://doi.org/10.5539/ibr.v11n10p111

Belch, G., & Belch,  M. (1994). Introduction to advertising and promotion: An integrated Marketing communications perspective. Irwin: Homewood, pp. 189-192.

Brown, S. A., & Venkatesh, V. (2005). Model of Adoption of Technology in the Household: A Baseline Model Test and Ext, Incorporating Household Life Cycle. MIS Quarterly, 29(4), pp. 399-426.

Cheah, J. H. (2017). The Impact of Social Media Influencers on Purchase Intention and the Mediation Effect of Customer Attitude.

Cường, N. Q., Quỳnh, V. T. X., & Phúc, N. A. (2020). Tác động của đại sứ thương hiệu lên đến ý định mua của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học và công nghệ IUH, 14(3), pp. 129-130.

Đại, T. N., & cộng sự. (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng của các người có sức ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam. Học viện hàng không Việt Nam.

Dede, S.; Hapzi, A.; Dewi, N.; Mukti, A.(2020). Perceived Ease of Use, Trust and Risk toward Attitude and Intention in Shopping for Online Fashion Products In Indonesia

Delafrooz, N. ; Paim, H.L & Khatibi, A (2011). Understanding consumer's internet purchase intention in Malaysia

Dwidienawati, D.; David T.; Sri B. A.; Dyah, G. (2020). Customer review or influencer endorsement: which one influences purchase intention more?. https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2020.e05543

Erdogan, B.  Z.  (1999). Celebrity  endorsement:  a  literature  review. Journal  of  Marketing Management, 15(4), pp. 291-314

Erdogan, B. Z., Baker, M. J., & Tagg, S. (2001). Selecting celebrity endorsers: The practitioner's perspective. Journal of Advertising Research, 41(3), pp. 39–48. https://doi.org/10.2501/JAR-41-3-39-48

Escalas, J. E., & Bettman, J. R. (2005). Self-construal, reference groups, and brand meaning. Journal of Consumer Research, 32(3), pp. 378–389. https://doi.org/10.1086/497549

Farivar, S., Wang, F., & Yuan, Y. (2021). Opinion leadership vs. para-social relationship: Key factors in influencer marketing. Journal of Retailing and Consumer Services, 59, pp. 102-371.

Gautam & Sharma, 2017. The Mediating Role of Customer Relationship on the Social Media Marketing and Purchase Intention Relationship with Special Reference to Luxury Fashion Brands. http://dx.doi.org/10.1080/10496491.2017.1323262

Giang, Đ.T.H. (2021). Nghiên cứu tác động của người có ảnh hưởng đến ý định mua thương hiệu thời trang nội địa của Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Giao, H. N. K., & Trà, B. T. (2018). Quyết định mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương, 23. doi:10.31219/osf.io/3qgm8

Goldsmith, R., Lafferty, B., & Newell, S. (2000). The Impact of Corporate Credibility and Celebrity Credibility on Consumer Reaction to Advertisements and Brands. Journal of Advertising, 29(3), pp. 43-54.

Gupta, R., Kishore, N., & Verma, D. P. S. . (2015). Impact of celebrity endorsements on consumers’purchase intention. Australian Journal of Business and Management Research.

Hà, N. M., & Lâm, N. H. (2017). The effects of celebrity endorsement on customer’s attitude toward brand and purchase intention. International Journal of Economics and Finance, 9(1), pp. 64-77.

Hair et al. (2006). Mutivariate Data Analysis. (3, Ed.). Technometrics, 31.

Hạnh, P. T. M. (2022). Ảnh hưởng của quảng bá thương hiệu bằng người nổi tiếng đến ý định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng. Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc . (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Tập 2. NXB Hồng Đức.

Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39, pp. 31–36.

Kalu, F. (2019). The impact of social media influencer marketing on purchase intention from an irish male millennial’s perception: a case study of irish fashion industry.

Li, Y.-M., Lее, Y.-L., & Liеn, N.-J. (2014). Оnlinе Sоciаl Аdvеrtising viа Influеntiаl Еndоrsеrs. Intеrnаtiоnаl Jоurnаl оf Еlеctrоnic Cоmmеrcе, 16(3), 119-153.

Lin, H.-F. (2007) Knowledge Sharing and Firm Innovation Capability: An Empirical Study. International Journal of Manpower, 28, pp. 315-332. https://doi.org/10.1108/01437720710755272

Lu, D., Li, Q., & Liao, S. S. (2010). A graph-based action network framework to identify prestigious members through member's prestige evolution. Decision Support Systems, 53, pp. 44-54.

Lynn Langmeyer and Mary Walker (1991),"A First Step to Identify the Meaning in Celebrity Endorsers", in NA - Advances in Consumer Research Volume 18, eds. Rebecca H. Holman and Michael R. Solomon, Provo, UT: Association for Consumer Research, pp. 364-371.

My, N. H., & Phong, L. T. (2021). Tác động của chứng thực người nổi tiếng lên ý định mua hàng của sinh viên đại học tại hà nội trong thời kỳ covid-19: một nghiên cứu về ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tạp chí khoa học FTU Vol 2, 1, pp. 138-144.

Nguyễn, N. (2021). The Influence of Celebrity Endorsement on Young Vietnamese Consumers’ Purchasing Intention. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(1), pp. 951-960.

Nhi, P. H. Y., King, T. Q,. & Nam, P. H. (2022). Nghiên cứu sự tác động của người ảnh hưởng trên mạng xã hội đến ý định mua của người tiêu dùng Gen Z trong ngành thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Tài chính - Marketing.

Nunnally, J. (1978). Psychometric Theory. New York: McGraw-Hill.

Ohanian, R. (1990). Construction and validation of a scale to measure celebrity endorsers’perceived expertise, trustworthiness, and attractiveness. Journal of Advertising, 19(3), pp. 39–52.

Ohanian, R. (1991). The Impact of Celebrity Spokeperson’s Perceived Image on Consumers’ Intention to Purchase. ournal of Advertising Research, 31(1), pp. 46 - 52.

Osei-Frimpong, K., Donkor, G., & Owusu-Frimpong, N. (2019). The impact of celebrity endorsement on consumer purchase intention: An emerging.

Peterson, R. (1994). A Meta analysis of Cronbach’ s alpha Coefficient Alpha. Journal of Consumer Reasearch.

Reingen, P.H. and Kernan, J.B. (1993) Social Perception and Interpersonal Influence: Some Consequences of the Physical Attractiveness Stereotype in a Personal Selling Setting. Journal of Consumer Psychology, 2, pp. 25-28. https://doi.org/10.1016/S1057-7408(08)80073-3

Song, G. F., Chaipoopiratana, S., Combs, H., (2008) A study of Chinese advertising practitioner’s perspectives on the selection of celebrity endorsers. Journal of Business and Behavioral Sciences. 19 (1). pp. 17-32.

Thwaites, D., Lowe, B., Lien. (2012). The Impact of negative publicity on Celebrity Ad Endorsements.

Vi, B. T. N. (2022). Các yếu tố của người có sức ảnh hưởng trên tiktok tác động đến ý định mua sắm “thời trang nhanh” của thế hệ Z. Trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Weismueller, J., Harrigan, P., Wang, S., & Soutar, G. N. (2020). Influencer endorsements: How advertising disclosure and source credibility affect consumer purchase intention on social media. Australasian marketing journal, 28(4), pp. 160-170.