Khuê Văn Các

 Lê Kiều

10/02/2024 09:16

Theo dõi trên

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn Thắng Long là đất đế đô. Sau đó, các vương triều kế tiếp đã xây dựng hàng loạt các công trình, tiêu biểu như: Hoàng thành Thăng Long: qua các triều đại hưng phế, ngày nay còn vết tích là một đoạn tường thành, cửa Bắc môn, thềm điện Kính thiên và tầng tầng lớp lớp phế tich nằm trong lòng đất đang phát lộ qua thăm dò, khai quật.

-Các cụm công trình đền đài miếu mao, như: khu vực hồ Hoàn Kiếm (đền Ngọc sơn.tháp Bút đài Nghiên, chùa Báo ân..)

-Văn miếu Quốc tử giám, chùa Trấn quốc, đền Quán thánh, chùa Thiên niên, Vạn niên, Tĩnh lâu,Táo sách,tứ trấn Thăng Long…

-Những xóm làng, phường xã…đầu tiên để sau này là nền móng cho dân Kẻ chợ và 36 phố phường.

dt1ag-1707530801.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Từ 1874, người Pháp sau khi đánh chiếm Hà Nội, đã mang văn minh của văn hóa Pháp xây dựng hàng loat các công trình tiêu biểu:

-Dinh thự: Dinh Toàn quyền, thống sứ... các biệt thư dân sinh (Như ở phố Phan Đình Phùng, các phổ Tây quanh khu vực quận Ba Đình…)

-Các công sở (Bưu điện, nhà băng, sở Thương nghiệp…), Trường hoc (đại học Y Dược, Canh nông, Mỹ thuật… trường Bưởi, Đồng Khánh, Nguyễn Trãi, Albert Sarraut, …), Nhà Thờ (nhà Thờ Lớn, Cửa Bắc, Hàm Long…),Bảo tàng, viện Nghiên cứu (Viễn đông bác cổ, Yersin…) Bệnh viện ( Đồn Thủy, Bạch mai, Phủ Doãn…),công trình Văn hóa ( nhà Hát Lớn, các rạp chiếu bóng ( Majestic, Eden,Philarmonique…), Khách sạn ( Métrolole, Coq d’or, Spledide…) Nhà ga Hàng Cỏ, công trình Đấu xảo, cầu Pont Doumer, mạng đường rail xe điện…

Như vậy, các công trình xây dựng ở Hà Nội thuộc hai giai đoạn kế tiếp nhau từ 1010 đến 1874 là thuộc các Vương triều. Tiếp sau đến 1945 thuộc người Pháp. Hai loại công trình đã được xây dựng hài hòa, tạo nên một Hà Nội vừa cổ kính vừa hiện đai.

Lẩn khuất trong đó có hai công trình tiêu biểu cho nền Văn hiến Hà Nội. Đó là Tháp Bút Đài Nghiên và Khuê Văn Các. (Tôi đã viết bài riêng về Tháp Bút)

Khuê Văn Các là công trình do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành xây dựng năm 1805 trong khuôn viên Văn miếu Quốc tử giám. Gác Khuê văn được xây dựng trên 4 trụ gach hình vuông màu trắng. Tầng trên màu đỏ, sàn gỗ, hai tầng mái lợp ngói ống, 4 mặt có diềm mái trạm hoa lá.Xung quanh có lan can con tiện gỗ, 4 cửa tròn có gắn trên vành các thanh gỗ tỏa ra như tia sáng, tượng trưng cho ánh sao Khuê. Ánh sáng mặt trời dọi qua ô cửa hắt xuống giêng nước Thiên quang bên dưới, với ý nghĩa nơi đây là tinh hoa của Trời và Đất, tinh hoa của đạo học. Trên gác có bức hoành ghi “Khuê Văn Các “ và một số câu đối ca tụng vẻ đẹp gác Khuê văn và cổ súy cho việc học. Công trình xem nhỏ về quy mô tương tự chùa Một Cột, nhưng mang tính mỹ học và triết lý nhân sinh Nho giáo khiêm nhường rât cao. Khuê là sao Khuê mang ý nghĩa văn học, lại xây dựng bên mảng đền đài chữ nghĩa của 82 tấm bia Tiến sỹ chất chứa tinh hoa tri thức ngàn năm văn hiến. Vì vây, gác Khuê Văn không thể cao ngạo được, mà phải nhún mình xuống, phải thấp xuống (Tuân thủ phép tắc ghi ở tấm bia “Hạ mã” trước tam quan Văn miếu: Khi qua đây, bất kể vua quan, ai cũng phải xuống ngựa xe). Người đến đây để bình và nghe văn, tất cả đều là hậu thế, học trò. Đến đây là để học, để chiêm bái và tưởng như đang được nghe văng vẳng lời của Tiến sỹ Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, mà rèn rũa cho có thực tài, chứ không thể học giả dối đem tiền bạc ra mà thay cho chữ nghĩa và trí tuệ được.

(Khác hắn với quy mô này là Cột cờ cũng do tổng trấn họ Nguyễn cho xây dựng cùng thời điểm. Đây là công trình tượng trưng cho vương quyền nhà Nguyễn bao trùm trên đât Bắc. Vì vậy, quy mô bề thế, diện tích phần chân cột có 3 tầng: tầng đáy có cạnh 42,5m, cao 3,1m; tầng hai cạnh 27m, cao 3,7m;tầng ba cạnh 12,5m, cao 5,1m)

Tất cả các công trình xây dựng nói trên đây đều hoàn hảo, vĩ đại…là bộ mặt phồn hoa của chốn thị thành, thì Khuê Văn Các và Tháp Bút Đài Nghiên lại nho nhỏ xinh xinh như đồ mỹ nghệ kính bầy trong tủ kính, tương trưng cho vẻ đẹp tâm hồn Hà Nội. Là nét duyên ẩn giấu trong đó sự thanh lịch, văn hóa và khiêm nhường.

Hai công trình đều mang vẻ đẹp độc bản lãng mạn của chữ nghĩa, trí tuệ của hiền tại hai miền Bắc-Nam. Tháp Bút Đài Nghiên là của Thần Siêu đất Bắc. Khuê Văn Các là của tổng trấn Nguyễn Văn Thành, một công thần lỗi lac phương Nam. Hai độc bản trên, tưởng như đã được thiên tài Nguyễn Du biểu cảm trong cảm xúc khoáng đạt mênh mang “Long lanh đáy nước in trời…” Trong đó, “Long lanh đáy nước” là ánh sáng mặt trời dọi qua ô cửa gác Khuê Văn buông xuống giếng Thiên Quang, còn “In trời”là ngọn bút Tả Thiên Thanh in lên nền trời, đã tình cờ thành 2 vế đối:

-Môt là Tháp Bút tượng trưng cho ngọn bút mang chữ nghĩa văn chương của Thần Siêu Thánh Quát, hàng ngày viết nhật ký Hà Nội lên nền trời xanh.

-Hai là Khuê Văn Các, nơi mọi người đến đây để kính trọng ngước lên trời mà hồi tưởng và đọc lịch sử ngàn năm Hà Nội.

***

Chúng ta hậu thế, hàng ngày hít thở dưới bầu trời Hà Nội, không thể không biêt ơn và ngưỡng vọng những người muôn năm cũ đã để lại cho Hà Nội ngàn năm rực rỡ Vàng Son. Trong đó, Khuê Văn Các là một biểu tượng của Hà Nội, vời vợi nét thanh cao của nền Văn hiến đế đô, 4 mùa tắm gội dưới ánh Sao Khuê!

LK

Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Khuê Văn Các" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn