Sử thi Việt Nam (Kỳ 24)

PGS TS Cao Văn Liên

06/04/2023 06:06

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b1cuudinh1-1680681224.jpg

Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng (triều Nguyễn) ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837, gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng. Nguồn: HinhanhVietNam.com

 

Kỳ 24.

Uy quyền của vua là trên hết

Vua trực tiếp nắm văn võ bá quan.

Trong các đại thần                                              

Không có tể tướng và hàm tể tướng.

Tối cao là hoàng thượng

Chú bác anh em vua không được phong vương.

Hiền tài bốn phương

Thi không lấy học vị Trạng nguyên- cao nhất chỉ là Tiến sĩ.

Vì vua là kỳ vĩ

Không ai có thể hơn đấng minh quân.

Cung phi hàng nghìn hàng trăm

Không ai được phong hoàng hậu.

Phên dậu

Là tứ trụ đại thần

Cũng là thành viên Viện cơ mật khi bàn việc nước việc quân

Cũng là nội các.                                                   

Triều Gia Long ban hành luật pháp

Thể chế hóa Nho Gia

Hoàng Việt luật lệ-cai trị nước nhà

Nghiêm khắc.

Nền quân chủ chuyên chế tập quyền lên đến bậc

Cực đoan

Bóp nghẹt nhân dân

Bằng bộ máy quan liêu thối nát.

Đời Minh Mệnh củng cố thêm bộ máy địa phương hành pháp

Cả nước chia thành 30 tỉnh miền Bắc- miền Nam.

Dưới tỉnh là phủ-huyện (châu) tổng xã và làng.

Tỉnh đứng đầu là Tổng đốc

Tri phủ tri huyện đứng đầu phủ huyện phải là những người có học

Tổng do chánh phó tổng đứng đầu gồm nhiều xã ở làng quê

Xã có Hội đồng chức dịch chỉnh tề

Gồm các cụ già cao niên hoặc người học thức

Đứng đầu xã là Lý trưởng và phó Lý là người giúp việc

Đứng đầu thôn là Hương kiểm giúp việc có Trương tuần.

Phong tục tập quán hàng nghìn năm

Thành hương ước.                                                         

Đạo Nho vẫn như  ngày trước

Là tư tưởng chính thống nước nhà.

Nam nhi phải lo học Nho-tam cương ngũ thường để tề gia

Sau nữa là trị quốc.

Một kẻ không có tài tề gia không thể có tài trị nước.

 Nữ cũng phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh làm gương.

Nam nhi phải tam cương ngũ thường                                                  

Sáng tỏ

Phải học hành thi đỗ

Thành hiền tài

Mới được bổ nhiệm làm quan

Quan là phụ mẫu của dân

Phải ra sức chăn dân.

Ái quốc.

Các cơ quan nhà nước

Phải giám sát lẫn nhau

Chế ước lẫn nhau

Để khỏi lạm quyền tha hóa.                       

Án sai, án oan, án giả

Dân được lên kinh đô đánh trống kêu oan

Khi tiếng trống đã vang

Đại thần thay vua phải thăng đường xét xử.

Tổng đốc tri huyện tri phủ

Xử án oan sai

Bị tội lưu đày hoặc khổ sai

Hoặc là giáng chức.

Đã xử đúng rồi

Người dân vẫn khiếu kiện mãi không thôi

Tội tăng ba lần so với trước.

Minh oan cho dân nhưng cũng răn dạy cho dân phải tuân theo phép nước.

Phạm dân sự cũng phải dùng chế tài hình sự để răn đe.

Nhân trị nhưng pháp trị khắt khe

Kẻ giết người phải đền mạng

Cha mẹ trưởng họ phạm nhân cũng bị lưu đày mang gông nặng

Vì không làm tròn nghĩa vụ giáo dục cháu con.

Cải cách Minh Mệnh đã tạo một nền hành chính mạnh hơn

Nhưng không chú tâm về kinh tế.

Bọn tham quan ngày càng tồi tệ

Ra sức bóc lột nông dân

Hầu hết nông dân không ruộng đất –cơ hàn

Nghèo đói

Lụt bão hàng năm dữ dội

Mất mùa.

Sưu thuế dội xuống đầu như thác như mưa

Chút ruộng đất riêng tư cũng mất.

Bọn cường hào quan lại đủ mưu mô quỉ ma cướp giật

Cướp tất cả những gì có thể cho thỏa lòng tham.

Nông dân căm thù chế độ bạo tàn

Bọn cầm quyền hơn loài lang sói.

“Gốc của nước” nay đành xơ xác đói.

(Còn nữa)
CVL

 

Bạn đang đọc bài viết "Sử thi Việt Nam (Kỳ 24)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn