Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 37)

PGS TS Cao Văn Liên

14/06/2023 06:10

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử" của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.      

Kỳ 37

Năm 2000 so với năm 1990 sản lượng dầu thô tăng 6,1 lần, điện gấp 3 lần, than sạch đạt 10 triệu tấn, thép cán gấp 3,9 lần,  xi măng 4,6 lần , phân bón 2,6 lần, giấy các loại tăng 3,8 lần. Nhiều nhà máy thuỷ điện vận hành vào năm 2007. Nhu cầu điện năm 2007 tăng 20% so với 2006 .

         Tiểu thủ công nghiệp năm 2000 đạt 9,6 triệu USD, gấp 7,7 lần so với 1990, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng ngành dệt may  xuất khẩu năm 2007 đạt 7,8 tỉ USD. Từ 1996 đến năm 2000 các ngành dịch vụ tăng 6.4%, riêng năm 2000 giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,2 %  .

         Thương nghiệp thương mại phát triển. Tổng mức hàng hoá bán lẻ  tăng bình quân  6,8 % năm 2000 so với năm 1990. Tổng mức bán lẻ năm 2006 tăng 20,7% so với năm 2005, chỉ số giá tiêu dùng tăng  7,6% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20 % trong các năm 1991-1995. Từ tình trạng thiếu thốn hàng hoá thời bao cấp ta đã bảo đảm đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Còn có dự trữ và xuất khẩu, cung cấp đầy đủ năng lượng và vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực ngoại thương xuất khẩu, từ 1991 đến năm 2000 đạt 67,3 tỉ USD, bình quân hàng năm tăng 18,2%, tăng gấp 6 lần so với năm 1990. Tổng kim ngạch xuất khẩu  từ 1991-2000 đạt 82 tỉ USD, kim ngạch xúât khẩu  năm 2006 tăng 21,4 % so với 1995. Tỉ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 1990 là 14 %, đến năm 2000 giảm còn 4 % . Chênh lệch giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu từ 1995 là 49,6%, đến năm 2000 giảm còn vài phần trăm .

         Giao thông vận tải phát triển, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường quốc lộ các tuyến Bắc-Nam, các tuyến từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng, các tuyến đường đi Tây Nguyên, miền núi, Các tuyến đường  trong vùng kinh tế trọng điểm. Đã làm được 2.440 km đường mới, mở rộng 26.070 km đường, xây mới, khôi phục 32 cầu, nâng cấp 450 km đường sắt, mở rộng, hiện đại hoá một số bến cảng, nâng tổng năng lực cảng biển lên 45 triệu tấn/năm, nâng cấp xây dựng 26 cảng, sửa chữa, nâng cấp sân bay, nâng tổng năng lực vận chuyển hệ thống sân bay lên 6,5 triệu hành khách năm . Mười năm qua (1997-2007) lưu lượng bốc dỡ công ten nơ tăng 20% mỗi năm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70% khối lượng. Năm 2007 với việc con tàu  Rickmers Seoul trọng tải 30.000 tấn của Việt Nam   chở rau quả cập cảng Vegeport (Mỹ ) nói lên Việt Nam đã đẩy mạnh thương mại quốc tế và khả năng sớm trở thành cường quốc vận tải biển .

         Trong lĩnh vực tài chính, nguồn thu cho tổng ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Năm 1990 thu trong nước chiếm hơn 75 %  cho ngân sách nhà nuớc, năm 2000 tăng hơn 97%. Đã đổi mới hệ thống thuế. Chi ngân sách theo hướng xoá bỏ bao cấp, tăng tỉ trọng cho đầu tư phát triển. Bội chi ngân sách được khống chế. Suốt 10 năm (1990-2000) bội chi ngân sách dưới mức 5% GDP. Đổi mới hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối,  hình thành thị trường tiền tệ ngân hàng chứng khoán. Năm 2007 vốn cho thị trường chứng khoán tăng 90.000 tỉ đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại tệ. Tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Từ 1990 đến 2000 đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội lên 632 nghìn tỉ đồng (khoảng 57 tỉ USD), tăng bình quân hàng năm hơn 17% so với GDP, từ hơn 11% năm 1990 tăng lên 30% năm 2000. Lạm phát được kìm chế, từ hơn 67% năm 1990, đến 1995 giảm còn 2,7%. Vốn đầu tư nước ngoài tăng, số dự án năm 2004 đạt hơn 13% thì đến năm 2005 tăng hơn 71%. Trong 10 năm từ 1990 đến năm 2000 vốn đầu tư nước ngoài khoảng 15 tỉ USD. Chỉ trong tháng 11 năm 2006 đầu tư nước ngoài đạt 960 triệu USD, tăng 47 % cùng kỳ năm 2005, năm 2007 đầu tư nước ngoài đạt 20 tỉ USD với khoảng 9.500 dự án. Năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo khoảng 34% giá trị toàn doanh nghiệp, 22% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 10% GDP của Việt Nam. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tăng. Từ 1996 đến năm 2000 ODA đã đưa 6 tỉ USD vào Việt Nam. Năm 2007 vốn đầu tư ngước ngoài trực tiếp (FDI)vào ta đạt 19 tỉ USD. Vốn ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức) đạt mức cao kỷ lục. Hơn 5, 5 tỉ USD (Nhân dân -29-12-2007). Vốn ODA dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, trồng rừng phủ xanh đồi trọc, phát triển kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, văn hoá giáo dục. Bước đầu giải quyết được mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng .

         Ngành du lịch phát triển đa dạng. Doanh thu du lịch bình quân 5,7% , cả năm 2007 doanh thu  du lịch khoảng 56 tỉ đồng Việt Nam. Du lịch tàu biển Việt Nam đang bắt đầu và có nhiều hứa hẹn. Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2006 là 3,6 triệu lượt người, tăng 30 % so với năm 2005. Dich vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân 8,5 %. Bưu chính viễn thông năm 2007 doanh thu 2,8 tỉ USD (45.300 tỉ đồng Việt Nam). Dịch vụ bảo hiểm, kiểm toán, ngân hàng tăng 12% / năm. Các dịch vụ mới mẻ như tư vấn pháp lý, khoa học công nghệ,  tư vấn đầu tư ra đời và phát triển. Từ năm 1998-2007 có 249 dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn 1,39 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Năm 2007 có 64 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn 391,2 triệu USD .

         Từ năm 1991 đến năm 1995, GDP bình quân tăng 8,2%, từ 1991 đến năm 2000 GDP bình quân tăng hàng năm 7,5 %, năm 2007 GDP tăng 8,5 %. Phấn đấu năm 2008 GDP bình quân đầu người  đạt 960 USD , tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 % .

         Sự phát triển kinh tế đã giữ vững ổn định xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong  nền kinh tế thị trường định hướng xã  hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2000 thành phần kinh tế này chiếm 40% GDP, chiếm 50% giá trị xuất khẩu. Chính phủ chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để hoạt động có hiệu quả, hình thành các Tổng công ti trong nhiều lĩnh vực then chốt như Tổng công ti than, Tổng công ti điện. Tổng công ti xăng dầu. Các hợp tác xã được tổ chức lại theo luật mới về hợp tác xã, chủ yếu là các loại hình dịch vụ. Thành phần kinh tế hợp tác xã năm 2000 chiếm 9% GDP. Các thành phần kinh tế tư nhân chiếm 50% GDP, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10%, các vùng kinh tế trọng điểm ở ba vùng đang được hình thành và xây dựng .

         Tóm lại, từ năm 1986 đến năm 2007, theo con đường đổi mới, nền kinh tế nước ta đang có bước phát triển mới mẻ về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, về hội nhập quốc tế, thế và lực được tăng, tạo điều kiện cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

  (Còn nữa)

  CVL

                                               

        

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 37)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn