Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 36)

13/06/2023 06:05

Theo dõi trên

Trân trọng giới thiệu tiếp "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử" của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.

b1-goa-xk1-1686559955.jpeg

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá “tăng tốc cực kỳ ngoạn mục” có những năm đứng vị trí thứ 2 xuất khẩu gạo trên thế giới. Nguồn: Internet.

 

Kỳ 36

 Việt Nam đã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) với mục tiêu là sắp xếp lại cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, từ sau Đại hội V, ta đã đạt được những thành tựu trong kinh tế. Đã ngăn chặn được sự giảm sút, sản lượng nông nghiệp đạt 17 triệu tấn (so với 13 triệu tấn 1976-1980) nhờ “cơ chế khoán 10”. Sản lượng công nghiệp tăng bình quân hàng năm  9,5% (so với 0,6% các năm 1978-1980). Các công trình thuỷ điện Hoà Bình, Trị An được khởi công xây dựng .

         Tuy vậy Việt Nam vẫn rất khó khăn về kinh tế, sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, tài nguyên và cơ sở vật chất bị lãng phí, hàng hoá khan hiếm, phân phối lưu thông rối ren, vật giá tăng nhanh, ngân sách thâm hụt, lạm phát tăng nhanh, kinh tế mất cân đối. Tiêu cực trong xã hội gày càng phát triển. Một bộ phận cán bộ nhà nước tham nhũng, lãng phí, đời sống nhân dân lao động, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang khó khăn, thiếu thốn. Tất cả những khó khăn trên bắt nguồn từ việc vẫn tiếp tục duy trì tình trạng quan liêu bao cấp. Mô hình chủ nghĩa xã hội này của Liên Xô, được các nước  xã hội chủ nghĩa Đông Âu và châu Á thực hiện theo. Tuy nhiên, ban đầu trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, mô hình này phát huy tính tích cực của nó. Những năm 70 của thế kỷ XX chủ nghĩa xã hội thế giới phát triển đến đỉnh cao của sự hưng thịnh. Nhưng vào những năm 80, mô hình này bắt đầu xơ cứng, lạc hậu, đẩy toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Việt Nam theo mô hình chủ nghĩa xã hội này không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng chung của hệ thống. Vào những năm 80 nước ta đứng trược sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội .

          Thời kỳ 1986-2007, Xây dựng đất nước theo con đường đổi mới. Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới và khủng hoảng trong nước đặt ra vấn đề đổi mới ở nước ta vô cùng bức thiết vì nó quyết định sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội ở nước ta .

         Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đúc rút kinh nghiệm nhiều thập niên của chủ nghĩa xã hội thế giới và Việt Nam đã rút ra kết luận rằng đi lên chủ nghĩa xã hội không thể chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn mà phải tuân theo qui luật khách quan, trải qua nhiều bước quá độ. Từ kết luận đó, Đại hội VI chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc trong đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tư tưởng chỉ đạo kế hoạch xây dựng kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, sử dụng và cảỉ tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Về giải pháp  cụ thể phải tập trung sức người, sức của thực hiện 3 chương trình, 3 mục tiêu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

         Đại hội VI được ghi nhận mở đầu công cuộc đổi mới  toàn diện sâu sắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ giữa 1988 đến 1990, chính sách đổi mới đã phát huy tác dụng tích cực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, nhờ đổi mới cơ chế quản lý  theo chỉ thị 10 của Bộ chính trị, lương thực tăng không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dự trữ được và có một phần để xuất khẩu. Đất nước đã hình thành nền kinh tế  hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường  dưới sự quản lý của nhà nước. Từ cơ chế quan liêu, bao cấp, hành chính mệnh lệnh chủ quan duy ý chí chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế. Lạm phát được kiềm chế.

         Đại hội VII (6-1991) đã phát triển tư duy kinh tế của Đại hội VI. Đại hội VII chủ trương phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển nông nghiệp toàn diện. Từng bước xây cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội  phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp lên cao với sự đa dạng của các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .

         Đường lối đổi mới của Đại hội VI-VII đã đi đúng qui luật khách quan,  giải phóng lực lượng sản xuất. Cho nên từ năm 1986 đến năm 2007  ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển biến mạnh mẽ, một số vùng nông thôn  từ kinh tế tự túc tự cấp bước đầu chuyển sang nền kinh tế hàng hoá thị trường. Nông nghiệp và nông thôn phát triển theo xu hướng đa dạng hoá ngành nghề, phá thế độc canh, tạo sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Diện tích đất đai canh tác nông nghiệp tăng từ 7 triệu ha lên 9,4 triệu ha sau 20 năm đổi mới, chiếm 28,4 % tổng diện tích cả nước. Từ 1988 đến 2004, sản lượng lúa hàng năm đạt trung bình 25,3 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người tăng qua các năm, 1993:359 kg, 1997: 398, năm 2000 435 kg (NCLS số 6 2004). Từ chỗ thiếu lương thực, đến năm 1998 ta đã đủ gạo cho  nhu cầu cả nước  và sau đó đã có thừa để xuất khẩu. Năm 1990 ta xuất khẩu 4 triệu tấn gạo, đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan.

         Trong nông nghiệp, ta đã tận dụng thế mạnh của từng vùng trồng cây công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu như  cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu. Sản lượng cà phê năm 2000 tăng 5,4 % so với năm 1990, cao su mủ khô tăng 4,5 lần, chè tăng gấp 2 lần, mía gấp 3 lần, bông tăng 8,1 lần. Chăn nuôi thuỷ, hải sản phát triển, chiếm 10-12% giá trị sản lượng nông -lâm- ngư nghiệp. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt 1,9 triệu tấn, gấp 2,1 lần so  với năm 1990. Kim nghạch xuất khẩu thuỷ hải sản tăng bình quân  17,7 % năm, chiếm 8-9 % kim ngạch xuất khẩu cả nước. Chăn nuôi gia súc , gia cầm phát triển mạnh, chiếm 13-14 % giá trị toàn ngành nông -lâm -ngư nghiệp, tăng bình quân 5,4 % . Sản lượng thịt hơi các loại năm 2000 đạt trên 1,7 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với 1990. Trồng rừng có kết quả. Độ che phủ của rừng năm 1995 chỉ là 28,2%, đến năm 2000 che phủ được 33 % diện tích đất rừng. Xuất khẩu nông- lâm- thuỷ sản năm 2000 đạt 4 tỉ USD, bình quân hàng năm chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu nông nghiệp năm 2007 đạt 12 tỉ USD. Một số mặt hàng đóng vai trò chủ lực như gạo thứ 2 thế giới, cà phê, hạt tiêu thứ 3. Năm 2007 xuất khẩu cà phê đạt 1,8 tỉ USD, đánh bắt thuỷ hải sản phát triển. Năm 2007 ta có 95.000 tàu thuyền đánh bắt cá trên biển .

         Hệ thống thuỷ nông phát triển. Ta đã xây dựng được hàng nghìn hồ, đập, công trình tưới tiêu, hàng vạn trạm bơm với tổng công suất 24, 8 triệu m3/giờ, tưới cho 3,7 triệu ha, tiêu úng cho 1,6 triệu ha, ngăn mặn 80 vạn ha, cấp nước sạch 1, 2m3 /ngày  cho 60 % cư dân .

         Trong lĩnh vực công nghiệp, các năm 1991-1995 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 13,7 % . Đường lối Đại hội XIX và Đại Hội X khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tiên từ 1996 đến 2000 thực hiện đồng thời 3 mục tiêu về kinh tế là tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, chuẩn bị cho bước phát triển sau năm 2000 về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nhân lực và hoàn thiện thể chế. Công nghiệp năm 1991-1995 tăng 13,7%, 1991-2000  đạt 12,9 %, năm 2006 tăng 16.7% so với năm 2005. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2007 tăng 17,1 % , cao hơn mức kế hoạch .

  (Còn nữa)

   CVL                                              

Bạn đang đọc bài viết "Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ 36)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn