• 0904 894 444
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • Tìm kiếm
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • 0904 894 444
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
  • Video
  • Ảnh
  • Infographic
  • Emagazine
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
    • Video
    • Ảnh
    • Infographic
    • eMagazine
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
img

Nghiên cứu

Nghệ nhân Trần Văn Hải: Bảo tồn và trao truyền những giá trị nhân văn

  • Trần Văn Hải
  • 15:52 14/05/2024

Đối với gia đình tôi, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, không chỉ là niềm tin đối với đấng tối cao; mà còn là sự tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc đối với các vị anh hùng dân tộc đã dựng nước và giữ nước. Đây được xem là hình thức kế thừa và trao truyền văn hoá gia đình, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương dân tộc cho thế hệ con cháu và là kim chỉ nam của chúng tôi trong hoạt động thực hành, truyền trao các giá trị của di sản.

“Làm tôi ông Thánh”

          Tôi là Trần Văn Hải, sinh ngày 22/6/1989, là nghệ nhân thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Hiện tại, tôi đang giữ vai trò thủ nhang di tích Đền Ba Giáp (xóm 4 - Hải Phương – Hải Hậu - Nam Định) thờ đức Vân Hương Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần; thủ nhang bản điện Cửu Tỉnh Vọng Từ, địa chỉ tại xã Hoành Sơn, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, đây cũng chính là nơi thường trú của tôi. Bên cạnh đó, tôi đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá huyện Giao Thuỷ - thuộc Hội Di sản Văn hoá Việt Nam; Phó Chủ tịch thường trực Hội Bảo vệ và Phát huy Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.

0-1715673473.jpg
 

          Tôi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Nam Định, mảnh đất được biết đến là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với hai lần giáng sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có căn duyên với Tiên Thánh và loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu. May mắn khi tôi có bác, là đồng thầy đã có nhiều năm phụng sự và thực hành tín ngưỡng này. Hơn cả, khi tôi được gần gũi các cụ đồng cựu, do vậy, tôi đã sớm được lĩnh hội, tiếp thu và kế thừa các tri thức quý báu của bậc tiền bối truyền lại.

          Năm 1997, khi hội đủ nhân duyên, tôi được cụ đồng (cụ đã mất năm 2022) làm lễ thụ pháp làm thầy (trình đồng mở phủ) tại đền Mẫu Thượng thuộc Khu Di tích Lịch sử quốc gia Phủ Dầy (Nam Định).

          Năm 1998, tôi theo học chữ nho của cụ đồ trong làng. Sau thời gian miệt mài học tập chín muồi, tôi được thụ sắc pháp sư và tham gia thực hiện các nghi thức hành lễ (cúng) trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, tôi còn tham gia cùng các thầy dịch thuật sao lưu, phục chế, bảo tồn các đạo sắc phong của các vị Vua phong cho các nhân vật lịch sử có công với dân tộc bấy giờ, mà được nhân dân suy tôn là Tiên Thánh. Cùng với đó, tôi cũng sưu tầm các văn bản, khoa cúng, sách cúng cổ truyền bằng chữ Hán để dịch sang quốc ngữ và số hoá các tài liệu này nhằm mục đích gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ sau.

          Năm 2002, sau quá trình học hỏi và tiếp thu lề lối của các bậc tiền bối và thực hành thuần thục các kĩ năng đó, tôi bắt đầu truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò, trong đó có kĩ năng và kiến thức trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Có những Thanh đồng đã lập điện phụng sự. Như vậy, tính đến thời điểm này, tôi đã có 27 năm bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu.

Giá trị nhân văn và sức ảnh hưởng tích cực của thực hành tín ngưỡng Mẫu

          Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt” là tín ngưỡng nội sinh của dân tộc. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt” là một nghi thức tín ngưỡng bản địa, được cộng đồng người Việt sáng tạo, phát triển và truyền trao, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam ta qua các thời kì dựng nước và giữ nước. Chứng kiến biết bao thăng trầm và biến thiên của lịch sử.

          Những vị Thánh được Thanh đồng phụng hầu trong tín ngưỡng “thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt” có thể là những Thiên Thần, là huyền thoại được cộng đồng tôn vinh nhằm đáp ứng khát vọng làm chủ thiên nhiên. Nhưng trong đó cũng có những vị là Nhân Thần - các nhân vật có thật trong lịch sử - những vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Do đó, việc thực hành tín ngưỡng này phản ánh giá trị nhân văn. Thông qua đó, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc, gắn kết cộng động, đặc biệt là tinh thần tự tôn dân tộc. Bên cạnh đó, việc thực hành tín ngưỡng này, phần nào củng cố niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho nhân dân khi gặp những khó khăn, là động lực, khơi dậy sức mạnh nội sinh của mỗi con người khi có biến cố trong cuộc sống.

Đối với gia đình tôi, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, không chỉ là niềm tin đối với đấng tối cao; mà còn là sự tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc đối với các vị anh hùng dân tộc đã dựng nước và giữ nước. Đây được xem là hình thức kế thừa và trao truyền văn hoá gia đình, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương dân tộc cho thế hệ con cháu và là kim chỉ nam của tôi và gia đình chúng tôi.

1-1715673517.jpg
 

Trải nghiệm khó quên và tâm đức của người hành đạo

Trải nghiệm của tôi trong quá trình thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu rất nhiều, đó là sự thăng hoa của các giá đồng, những lời cảm ơn của cộng đồng, con nhang đệ tử khi tôi dẫn dắt truyền đạt và giúp họ thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống. Nhưng đáng nhớ và để lại trong tôi nhất, đó là những hình ảnh hầu Thánh các đây hơn 20 năm (cuối những năm 90) khi đó kinh tế tuy còn khó khăn, nhưng niềm tin son sắt vào tín ngưỡng, vào Tiên Thánh luôn bừng cháy và thuần thành trong tôi. Khi đó, những canh Hầu, vấn hầu luôn đơn giản không hoành tráng, nhưng cẩn mật nghiêm trang trong không gian lắng đọng, từ lời văn tiếng hát và sự thành kính của những người xung quanh, các đệ tử làm bề tôi Tiên Thánh, bằng cả tấm lòng nhiệt thành và sự kính trọng. Đó chính là giá trị văn hoá, những nét đẹp mà chúng ta cần bảo tồn, gìn giữ, tránh tình trạng “kinh tế hoá tín ngưỡng’’

Theo quan niệm của tín ngưỡng, “tháng 8 đền Cha, tháng 3 phủ Mẹ” đó là những mốc thời gian tôi và những Thanh đồng ra hầu Thánh. Ngoài ra, có các dịp “tứ thời, bát tiết” đầu năm, cuối năm, các ngày lễ trọng của các bậc Tiên Thánh. Nếu chưa có điều kiện hoặc gia đình có chuyện hữu sự chúng tôi có thể làm giấy sớ và trình lễ khất, các nghi thức này tôi lĩnh hội được từ các cụ đi trước truyền lại. Đến nay, tôi vẫn luôn ghi nhớ và thực hiện, tiếp tục truyền trao cho các đệ tử của tôi và trong cộng đồng.

Về kinh tế chi phí trong các vấn hầu, tôi luôn có quan điểm: “chữ Tâm mới là quan trọng nhất”, như trong kinh Vân Hương Thánh Mẫu có dạy rằng “ta cần các con sửa tâm, đó mới là thứ quý báu nhất dâng lên đến ta”. Cho nên, tôi rất chú trọng về nghi lễ, nghi thức trong thực hành tín ngưỡng. Còn các giá trị về vật chất, nó phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh tuỳ vào thời điểm, không có quy định và luôn đảm bảo sự hài hoà, cân bằng giữa đời và đạo, tránh bị ảnh hưởng, chi phối của kinh tế trong việc hành đạo. Điều này được thể hiện rất dung dị qua câu “con giàu một bó, con khó nhất tâm.”

20-1715673560.jpg
 

Ngăn chặn sự biến tướng

Thực tế, bên cạnh những hoạt động tích cực của các vị Thanh Đồng vì mục đích bảo vệ, phát huy và trao truyền các giá trị văn hoá của tín ngưỡng, thì đâu đó vẫn còn những cá nhân có tư tưởng, hành vi lệch lạc, thiếu hiểu biết làm ảnh hưởng đến giá trị văn hoá của tín ngưỡng, gây nên những hiểu nhầm, góc nhìn phiếm diện trong cộng đồng, gây bức xúc trong dư luận, không những trong cộng đồng tín ngưỡng mà cả trong xã hội. Cụ thể, như việc thực hành tín ngưỡng ở những nơi công cộng, nơi không gắn với tâm linh, không có yếu tố thiêng, làm mất đi bản chất tốt đẹp của di sản mà cha ông để lại. Một số bộ phận nhỏ các thanh đồng chưa có sự tiếp thu kiến thức của các bậc trưởng thượng đi trước, thiếu đi yếu tố truyền trao. Thực hành tín ngưỡng tự phát không theo lề lối quy củ, làm sai lệch đi giá trị văn hoá tốt đẹp mà các thế hệ tiền nhân đã dầy công vun đắp.

Cần nâng cao vai trò, nhận thức của các vị thanh đồng, thủ nhang, đồng đền và cộng đồng trong việc tôn trọng bảo vệ phát huy giá trị văn hoá của tín ngưỡng. Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, lên án những cá nhân, tổ chức lợi dụng tự do ngôn luận, có những phát ngôn và hành vi sai trái, nhằm bôi nhọ xuyên tạc, đi ngược lại với với giá trị văn hoá tâm linh của tín ngưỡng. Trong việc thực hành, truyền trao của các vị đồng trưởng, thanh đồng cần có sự nhất quán, như: nghi thức, sắc phục, khí cụ và lời văn,… Chỉ có vậy, mới bảo tồn và phát triển được nét đẹp văn hoá trong thực hành tín ngưỡng.

Hướng phát triển bền vững

           Để thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu phát huy hơn nữa, cần thiết có sự đoàn kết, chung tay trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt tham gia. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân, có sự tham mưu của lãnh đạo các cơ quản lý về văn hoá, tín ngưỡng. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của tín ngưỡng trong cộng đồng. Phát huy nguồn lực, vai trò của cộng đồng trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử. Kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các buổi hội thảo, tạo đàm, tập huấn mang tính chất khoa học. Qua đó, lồng ghép tuyên truyền phổ biến kiến thức văn hoá, pháp luật nhất là luật di sản. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ phát huy tín ngưỡng tâm linh trên tinh thần hiểu biết và thượng tôn pháp luật. Tổ chức hoặc kết hợp tổ chức các liên hoan diễn xướng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt.

21-1715673620.jpg
 

Xin đừng làm “chảy máu di sản”, hãy lan toả tính “thiêng”

           Cần nói không với việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu hoặc những địa điểm không có tính thiêng. Việc sân khấu hoá tín ngưỡng không thể hiện sự tôn kính Tiên Thánh, làm xấu đi hình ảnh văn hoá tốt đẹp của di sản, vô hình trung đó là việc làm “chảy máu di sản”. Chỉ thực hành tín ngưỡng ở không gian đền, điện, phủ, nơi được phép thờ phụng và thực hành.

           Muốn giữ được tính thiêng, trước tiên thanh đồng phải thờ phụng và thực hành đúng lề lối, không xuyên tạc, biến tướng, làm mất đi giá trị văn hoá của tín ngưỡng. Cần nhận định rõ, thế nào là quảng bá. Ví dụ: việc đưa hầu đồng lên sân khấu, hay các sự kiện như đám hiếu, đám hỷ, các chương trình biểu diễn khác,… Đó là hành động, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của di sản,   thiếu văn hoá, không tôn trọng cộng động, Thánh Thần. Đó không phải là hình thức quảng bá. Những việc làm như vậy cần lên án gay gắn.

          ​​​​​​​Một số thanh đồng thực hành các nghi thức nằm ngoài không gian thiêng, nhằm mục đích quảng bá di sản ra cộng đồng ra thế giới, thì cần có sự tham vấn, đồng hành của các nghệ nhân kết hợp cùng các cơ quan hữu quan quản lý văn hoá, tín ngưỡng. Vừa qua, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, thanh đồng có chuyến công tác và quảng bá di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tại Đài Loan, tại trường đại học Cao Hùng. Trong hội nghị, hội thảo đó có sự tham gia của các nước như Malaysia, Singapore. Tại đây, các nghệ nhân có tham gia thực hành quảng bá di sản này cho bạn bè thế giới trong không gian thiêng. Trước đó, đoàn đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ như: rước chân hương, bài vị từ Việt Nam sang và cúng cáo trước khi vào thực hành. Đặc biệt, đã được nước sở tại và các nước bạn hoan nghênh, đón tiếp trọng thị. Đó là một trong những ví dụ điển hình về việc quảng bá tín ngưỡng ra cộng đồng mà vẫn đảm bảo được tính thiêng. Hoặc vừa qua, cục Di Sản Văn Hóa – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch kết hợp cùng UBND tỉnh Nam Định có tổ chức Hội thảo Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Trong đó, có hoạt động thực hành di sản của các nghệ nhân, thanh đồng khắp ba miền hội tụ và thực hành tại các Đền phủ thuộc quần thể Phủ Dày – đây cũng là cách mà các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức nhằm quảng bá ra cộng đồng, nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thiêng.

22-1715673640.jpg
 

Phát huy hơn nữa tính nghệ thuật của tín ngưỡng

Việc sáng tác các điệu hát, múa dựa trên nghệ thuật thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đó là việc làm khá hay, chúng ta nên làm và phát triển nhiều hơn nữa hình thức này. Dựa trên các làn điệu, các vũ đạo, các hiển tích chúng ta xây dựng hình tượng nhân vật đó trên không gian, chất liệu mới những vẫn đảm bảo được các yếu tố giá trị lịch sử, không xuyên tạc làm biến đổi đi các Thánh tích. Từ đó, nhằm tiếp cận hơn nữa trong các tầng lớp của xã hội. Như cải biên lời mới, biên đạo các vũ đạo để phù hợp với sân khấu, để buổi diễn trong các buổi văn nghệ chào mừng, các sự kiện văn hoá được nhà nước cho phép. Kể đến, nhà hát chèo Nam Định có dàn dựng rất nhiều các tiết mục biểu diễn trên chất liệu hát văn, biên đạo các điệu múa phỏng theo các nghi thức thực hành tín ngưỡng, để phục vụ trong các hoạt động văn hoá được sự đón nhận rất nhiệt tình trong cộng đồng.

          Những hoạt động mang tính chất biểu diễn thì nên để các nghệ sĩ là người thực hiện. Các nghệ nhân, Thanh đồng không nên tham gia trong các hoạt động mang tính chất sân khấu. Tránh những hiểu nhầm không đáng có trong cộng đồng./.

 

Nghệ nhân Trần Văn Hải thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ tại Phủ Dầy. Sự kiện do Cục Di sản văn hoá và UBND tỉnh Nam Định tổ chức, nhân dịp 20 năm thực hiện Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam (2003 – 2023).

trần văn hải Bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu Đạo Mẫu Văn hoá thờ Mẫu
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa” Cần biết
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa”

Ngày 3/6/2025, trong tiết trời oi nồng như muốn nung chảy từng thớ gạch ngoài sân bệnh viện, hơn 548...

Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa Văn hóa - Xã hội
Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa

Hát Dô là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của vùng Lạp Hạ, ven sông Tích (nay là...

Đền Cả: Những giá trị hiện hữu Văn hóa - Xã hội
Đền Cả: Những giá trị hiện hữu

Vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp ban sơ, đền Cả (xã Thanh Đồng cũ, nay là thị trấn Dùng, huyện Thanh...

Mới cập nhật
Lão nông và hành trình gieo chữ giữa đồng quê

Lão nông và hành trình gieo chữ giữa đồng quê

Tôi - một lão nông 74 mùa lúa sống ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, nơi đất trời Đà Nẵng giao thoa giữa núi non và đồng ruộng. Cái tên tôi chắc chẳng mấy ai nhớ, nhưng cứ nhắc đến “lão nông mê viết báo”, thì bà con quanh vùng đều gật gù ngay. Bởi cái nghiệp cầm cuốc của tôi chẳng hiểu sao lại bén duyên với nghiệp cầm bút - mà cũng không biết bén từ bao giờ.

1 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Trang trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Trang trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21-6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng Hội Nhà báo Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2025).

1 giờ trước Thời cuộc

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển xin giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam diễn ra sáng 21/6/2025, tại Hà Nội.

1 giờ trước Thời cuộc

Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng ngày 21/6/2025, trong không khí trang nghiêm, thành kính và đầy xúc động, Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An đã tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An). Hoạt động ý nghĩa này là một trong những điểm nhấn của Câu lạc bộ Tennis Báo chí Nghệ An trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

3 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Phan Thanh Đà Hải - Hành trình từ kỹ sư xây dựng đến nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian

Phan Thanh Đà Hải - Hành trình từ kỹ sư xây dựng đến nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), giới làm báo lại có dịp nhìn lại hành trình của những người đã và đang cống hiến cho nền báo chí nước nhà. Giữa dòng chảy ấy, chân dung Nhà báo, Thạc sĩ, Kỹ sư Phan Thanh Đà Hải nổi bật như một trường hợp đặc biệt: không xuất thân từ môi trường báo chí chuyên nghiệp, nhưng bằng đam mê và nỗ lực không ngừng, anh đã khẳng định mình trong nhiều vai trò – từ kỹ sư xây dựng, nhà báo, đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

5 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ XVII - năm 2025

Quảng Ngãi long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ XVII - năm 2025

Tối 20/6, tại thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tri ân các nhà báo và trao Giải Báo chí tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII - năm 2025.

5 giờ trước Phát triển

Sôi động Giải bơi biển SeaStar Nha Trang Bay 2025 - Lan tỏa tinh thần thể thao và bảo vệ môi trường

Sôi động Giải bơi biển SeaStar Nha Trang Bay 2025 - Lan tỏa tinh thần thể thao và bảo vệ môi trường

Sáng ngày 20/6/2025, tại bãi biển đường Trần Phú (khu vực Sailing Club, TP. Nha Trang), đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bơi biển SeaStar Nha Trang Bay 2025 - Tranh Cúp HCM57 với sự tham gia của hơn 800 vận động viên đến từ các câu lạc bộ bơi lội trong nước và 25 quốc gia trên thế giới.

6 giờ trước Phát triển

Đà Nẵng long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đà Nẵng long trọng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Buổi lễ là dịp để tri ân, tôn vinh những đóng góp to lớn của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò không thể thay thế của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

6 giờ trước Phát triển

Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển - Văn phòng Đại diện phía Nam họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển - Văn phòng Đại diện phía Nam họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Sáng ngày 20/6/2025, trong không khí trang trọng và ấm cúng, Văn phòng Đại diện phía Nam của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển đã tổ chức buổi họp mặt các cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

6 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Nhà báo Hồ Trí: Người phá “bẫy” bằng ngòi bút

Nhà báo Hồ Trí: Người phá “bẫy” bằng ngòi bút

Gần 15 năm theo đuổi báo chí điều tra, nhà báo Hồ Trí người sẵn sàng dấn thân vào nguy hiểm, phơi bày những góc khuất xã hội mang sự thật ra ánh sáng. Với hàng loạt phóng sự, phim tài liệu gây được dấu ấn cho người xem anh còn được nể trọng bởi đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm nghề lặng lẽ nhưng quyết liệt. Hiện anh đang công tác tại Ban Chuyên đề - Khoa giáo, Đài truyền hình Việt Nam.

22 giờ trước Văn hóa - Xã hội

BÀI ĐỌC NHIỀU
Cây đa đường Nguyễn Du - Biểu tượng văn hóa và ký ức của phố núi Pleiku
Cây đa đường Nguyễn Du - Biểu tượng văn hóa và ký ức của phố núi Pleiku
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Nghệ nhân Lê Đức Hùng - Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng
Nghệ nhân Lê Đức Hùng - Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng
Victory Challenge Sailun Cup 2025 chính thức khởi tranh tại Nha Trang: Mãn nhãn - Kịch tính - Đậm chất off-road
Victory Challenge Sailun Cup 2025 chính thức khởi tranh tại Nha Trang: Mãn nhãn - Kịch tính - Đậm chất off-road
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 247/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 07/5/2021 

Chủ tịch Hội đồng Biên tập: TS. Đinh Đức Thiện

Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập: Trần Thị Thu Thảo

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Phó Tổng Biên tập: Lại Đức Hồng

Tổng Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Địa chỉ: 53 Phố Yên Lạc, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội 

Hotline: 0915 418 887 - 0904 894 444 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO