• 0904 894 444
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • Tìm kiếm
  • toasoan@vanhoavaphatrien.vn
  • 0904 894 444
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
  • Video
  • Ảnh
  • Infographic
  • Emagazine
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
  • Thời cuộc
    • Xây dựng Đảng
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
    • Làm đẹp
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
    • Nghiên cứu
      • Bài viết
      • Công trình
    • Nông nghiệp - Nông thôn
      • Nông nghiệp và môi trường
      • Nông nghiệp sáng tạo
      • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Video
    • Video
    • Ảnh
    • Infographic
    • eMagazine
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
img

Phát triển

Đà Nẵng: Mai một làng nghề đan đát Yến Nê

  • Tiên Sa
  • 16:49 22/06/2024

Hoà Tiến là xã thuần nông của huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. Ngoài đất đai trù phú ra, ở đây còn phát triển nhiều làng nghề truyền thống của tổ tiên, ông bà bao đời để lại. Nhưng hiện nay, các làng nghề như dệt chiếu, đan đát, chằm nón… có nguy cơ mai một, thất truyền. Nhưng mấy câu ca về nghề đan đát vẫn còn vang vọng: “Yến Nê vốn thiệt quê nhà / Nông tang đan đát nghề ta sở trường…”.

          Chúng tôi đến thăm nhà bà Nguyễn Thị Liễu (77 tuổi, trú tại thôn Yến Nê 1, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) vào một ngày trung tuần tháng 6 để tìm hiểu nghề đan đát của Yên Nê có một thời hưng thịnh. Gặp lúc bà Liễu đang ngồi vừa đan  rổ vừa chuyện trò với bà láng giềng Nguyễn Thị Bông trước hiên nhà.

1-1719029342.JPG
Bà Nguyễn Thị Bông đang nói về làng nghề đan đát Yến Nê.

          Bà Nguyễn Thị Bông (73 tuổi, trú tại thôn Yến Nê 1) cho hay, nghề đan nong, rổ, mủng, giỏ… là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở làng Yến Nê nầy. Không ai biết nó có từ khi nào, chỉ biết từ lúc biết ăn, biết nói thì người làng Yến Nê đã biết đan nong, rổ rồi. Trải qua bao nhiêu đời cha truyền con nối, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và duy trì cho đến ngày hôm nay đã gần như mai một. Ngày trước, để đa dạng các sản phẩm thì ngoài đan nong, rổ… những người thợ Yến Nê còn đan các loại thúng, mủng, nong, nia, sàng... và các mặt hàng đan đát cao cấp (đồ diễn) để phân phối trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Tâm sự với chúng tôi, bà Liễu cho hay, bà là một trong mấy người  ít ỏi trong thôn còn giữ lấy nghề. Bà được cha mẹ truyền nghề đan thừ khi 12 tuổi nên bà có thể đan tất cả các dụng cụ như mủng, rổ, quạu, dừng, sàn, nia… Đối với nia thì đan hết 3 công, bán được 350.000 đồng, mủng diễn (mủng đan để trình diễn, trưng bày) thì 2 công, bán được khoảng 120.000 đông/cái. Mấy năm trước tôi còn khỏe, khi đan xong tôi gánh lên chợ Túy Loan hay chợ Lệ Trạch để bán, nay tuổi cao cùng bệnh tật nên tôi ít đan và có đan được sản phẩm nào thì bán ở chợ Lệ Trạch (trong xã) cho gần. Tính ra mỗi ngày công đan đát thu nhập khoảng 50.000 đồng trong thời “bão giá” hiện nay thì làm sao “bọn trẻ” yên tâm học nghề và theo nghề được.

2-1719029375.JPG
Bà Nguyễn Thị Liễu vùa đan vừa nói chuyện về làng nghề đan đát Yến Nê bị mai một.

   Đến làng nghề đan đát Yến Nê, tận mắt chứng kiến những người thợ nơi đây vót tre, đan lát mới thấy hết sự kỳ công, tỉ mỉ của công việc này. Để tạo ra một sản phẩm bền và đẹp đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo và tính nhẫn nại của người thợ đan. Đầu tiên là khâu lựa chọn nguyên liệu, người làm phải tìm chọn những cây tre, nứa thân to, thẳng, ít mắt đốn về cưa ra quy cách tùy theo sản phẩm.

Tiếp đến là chẻ tre thành những sợi nan và vành nhỏ có độ dày mỏng vừa phải rồi phơi khô. Khi nan và vành đã khô lấy vào vót phẳng và đan chúng lại thành mành rồi lận và nứt... Tuy nhiên, đó chỉ là các bước để hoàn thành sản phẩm, còn để sản phẩm có độ thẩm mỹ cao và sử dụng lâu dài thì còn phải dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ, có kỹ thuật chẻ nan với độ dày vừa phải, biết lựa chọn từng chiếc nan dẻo cùng dẻo, cứng cùng cứng thì lúc đan mới đều và đẹp.

3-1719029408.jpg
Bà Nguyễn Thị Đích đang chẻ tre đan rổ.
4-1719029434.jpg
 

Người thợ giỏi phải thạo mọi thứ, từ chẻ tre, vót nan cho đến cách đan, đát, lận, nứt. Có 4 cách đan là lông mốt, lông hai, mặt mủng, mặt nia. Khó nhất là đan mặt nia, đè năm bắt hai... đan cả hai mặt... Tuy nhiên hiện nay, tìm mua nguyên liệu tre rất khó bởi xóm làng đã dần “đô thị hóa nông thôn”.

Bà Liễu cho hay, còn nhớ ngày trước, công việc bận rộn của nghề đan như cót, ví, quả, nia, sịa, trẹt, gàu giai, gàu sòng, nong, rổ… của Yến Nê là vào mùa mưa, công việc đồng áng gác lại thì nghề đan nong, rổ cũng bắt đầu nhộn nhịp từ làng trên xóm dưới. Nhà đông có 5 đến 6 người thay phiên nhau, người đốn tre, người chẻ tre, vót nan, người thì ngồi đan, nhiều nhà làm từ chập tối đến khi gà gáy cho đủ hàng để kịp phiên chợ sáng mà giao cho khách, nên nhiều nhà có của ăn của để từ cái nghề này.

5-1719029485.jpg
Một cụ ông trong làng chở giỏ tre đi bán.

Trong những năm gần đây, các mặt hàng rổ, rá nhựa bắt mắt, đa chủng loại xuất hiện tràn lan trên thị trường nên các mặt hàng thủ công như nong rổ Yến Nê không còn được ưa chuộng như trước. Dẫu vậy, hiện nay vẫn còn một số rất ít các hộ đan cầm chừng để giữ lấy nghề truyền thống của ông cha…

Ông Đặng Xuân, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hòa Tiến, cho hay, cách đây khoảng 15-20 năm, hơn nửa làng này có nghề đan đát với khoảng 50 hộ, trong đó có vài ba hộ đan chuyên nghiệp như các cụ: Nguyễn Phú Chính, Huỳnh Thị Biết, Nguyễn Thị Đích… còn đa số toàn là những cụ già yêu nghề, đan đát lấy công làm lời và cho khuây khoả tuổi già. Bởi thu nhập chẳng là bao so với thời gian và công sức mình bỏ ra nên nhiều hộ gia đình đã bỏ nghề để đi buôn ve chai, làm công nhân, một số khác chỉ xem như nghề phụ để kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi. Bám nghề là các cụ ông, cụ bà… “thất thập cổ lai hi”. Hiện nay, làng đan đát Yến Nê nay chỉ còn một số ít các ông, bà cao tuổi như: Nguyễn Phú Hay (72 tuổi), Trần Đình Quốc (69 tuổi), Nguyễn Thị Hiền (74 tuổi)… là còn duy trì nghề đan, số còn lại khoảng trên 10 người cao tuổi không đan thường xuyên mà chỉ đan khi có ai đặt hàng.

6-1719029549.JPG
Cố nghệ nhân đan đát Nguyễn Phú Chính đang đan “đồ diễn”.

 Cách đây gần 8 năm, chúng tôi có dịp gặp “nghệ nhân đan đát” Nguyễn Phú Chính đang ngồi đan mủng (nay ông đã qua đời). Lúc sinh thời ông Chính rất vui và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về đan đát rất là vui như sau: Nghề đan đát truyền thống cùng với các nông cụ đi vào các hình thức văn nghệ dân gian, nhất là hát hò khoan đối đáp.

Trong các buổi hát đó, nam nữ hay lấy hình ảnh đan đát để đưa vào câu hát nhằm châm chọc, trêu ghẹo, bông đùa, tạo ra tiếng cười cho vui, gọi là “hát xạo”. Có 1 lần, khi hát, các cô “tấn công” các chàng trai trước: “Liệu bề đát được thì đan / Đừng gầy ra bỏ đó thế gian họ cười”. Lúc nầy, các chàng trai cũng không phải dạng vừa liền “tung ra” mấy câu hát xạo: “Các cô ơi tui không phải trai hư / Tui đát được, tui đan được, tui lận chừ cho cô coi / Lận rồi tui “cột chặt” hẳn hoi / Ở trên tui rấn xuống ở ngoài tui đè vô / Nói ra sợ mất lòng mấy cô / Ngó trong cái mủng chỗ mô tui cũng dùi...”. Ông Chính giải nghĩa, nhóm con trai dùng mấy cụm từ “trên rấn xuống”, “ngoài đè vô”, “chỗ mô tui cũng dùi”, nhất là “cột chặt” (nói lái theo kiểu Quảng Nam) một cách rất chi là... xạo nên các cô “quá mắc cỡ”, chỉ còn nước “bỏ của chạy lấy người”. Ông Chính kể xong, chúng tôi và nhóm đan cười té lăn thật là vui.

7-1719029599.JPG
Làng quê xã Hòa Tiến
8-1719029702.JPG
 

        “Thời gian qua, chính quyền cùng các ngành chức năng, các hội, đoàn thể… có những chương trình, dự án nhằm động viên, thúc đẩy, khôi phục lại các làng nghề nơi đây. Tuy nhiên, với cơ chế thị trường, các sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại như cao su, sợi hóa học, nhựa polymer… chiếm lĩnh,  mẫu mã đẹp, giá lại rẻ, bền.... Và thế hệ yêu nghề đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”, lớp trẻ bước vào đời bằng những nghề nóng có thu nhập cao. Rồi đây, các làng  chiếu (Cẩm Nê); đan đát (Yến Nê); nghề nón (La Bông) sẽ đi vào dĩ vàng với bao làng nghề khác mà lớp ông cha đã chắt chiu gìn giữ bao đời…” - ông Đặng Xuân tiếc nuối.

Tồn tại từ đời này sang đời khác, nhưng nay trước thực trạng trên nghề đan đát Yến Nê đang đứng trước nguy cơ bị mai một. “Truyền thống quê tôi nghề đan lát / Ông cha để lại đã bao đời / Tuy không giàu sang vốn thảnh thơi / Nắng mưa mặc kệ ngồi trong mát...” - bà Liễu ngâm nga câu ca về nghề truyền thống của làng mình rồi nhìn xa xăm về phía bờ tre, bụi chuối nay đã thưa dần để thay vào “phố quê” đã lấn dần đến gần những thửa ruộng ven làng, nuối tiếc một thời làng nghề hưng thịnh, “xe ngựa” dập dìu đến chở hàng đi./.

Yến Nê đan lát thủ công mỹ nghệ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa” Cần biết
Hà Nội: Đền Rừng và chùa Đông Các Tự trao 548 suất cơm cho bệnh nhân giữa trưa hè “đổ lửa”

Ngày 3/6/2025, trong tiết trời oi nồng như muốn nung chảy từng thớ gạch ngoài sân bệnh viện, hơn 548...

Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa Văn hóa - Xã hội
Vươn lên từ bờ vực "thất truyền": Hát Dô Liệp Nghĩa

Hát Dô là loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc của vùng Lạp Hạ, ven sông Tích (nay là...

Đền Cả: Những giá trị hiện hữu Văn hóa - Xã hội
Đền Cả: Những giá trị hiện hữu

Vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp ban sơ, đền Cả (xã Thanh Đồng cũ, nay là thị trấn Dùng, huyện Thanh...

Mới cập nhật
Sông Gianh - Dòng sông gánh hai bờ lịch sử

Sông Gianh - Dòng sông gánh hai bờ lịch sử

Từ Trường Sơn đổ ra biển cả, có một dòng sông lặng lẽ chảy qua bao mùa nắng gió, dường như không mảy may bận lòng bởi những biến thiên của thế sự. Nhưng ít ai biết rằng, giữa lòng đất Quảng Bình kiên trung, dòng sông ấy đã từng chia đôi đất nước, từng hứng chịu hàng vạn trận bom, từng trở thành con đường sống cho cả dân tộc trong những năm tháng máu lửa. Đó là sông Gianh - dòng sông không chỉ mang phù sa, mà còn gánh cả ký ức của dân tộc Việt Nam suốt nhiều thế kỷ.

1 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Ưu đãi 15-20% giá xe máy điện, VinFast tăng tốc phủ xanh Việt Nam

Ưu đãi 15-20% giá xe máy điện, VinFast tăng tốc phủ xanh Việt Nam

Chương trình đối tác thân thiết toàn dân với mức ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay giúp các mẫu xe máy VinFast có mức giá cạnh tranh hơn hẳn các mẫu xe máy xăng. Cộng với chi phí sử dụng gần như bằng 0, VinFast đang thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh mạnh mẽ với phương tiện cá nhân tại Việt Nam.

4 giờ trước Cần biết

Thi đua yêu nước - Động lực đưa trí thức khoa học công nghệ vươn lên thời kỳ mới

Thi đua yêu nước - Động lực đưa trí thức khoa học công nghệ vươn lên thời kỳ mới

Năm 2025, chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI và nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn hệ thống, hướng đến mục tiêu đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững.

11 giờ trước Phát triển

Nghệ An: Tập trung cao độ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/7/2025

Nghệ An: Tập trung cao độ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/7/2025

Trước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đặc biệt là Bí thư các huyện, thành, thị ủy tập trung chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương hoàn thành mục tiêu theo đúng kế hoạch.

11 giờ trước Phát triển

Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025: Tôn vinh sản phẩm OCOP, kết nối tiêu dùng vùng miền

Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025: Tôn vinh sản phẩm OCOP, kết nối tiêu dùng vùng miền

Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng (số 09 Cách Mạng Tháng Tám, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ). Sự kiện do Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức, nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022 - 2025.

11 giờ trước Phát triển

VinFast VF 8: Bạn đồng hành kinh tế, an toàn trên mọi hành trình cho gia đình Việt

VinFast VF 8: Bạn đồng hành kinh tế, an toàn trên mọi hành trình cho gia đình Việt

Tiết kiệm chi phí, ngập tràn trang bị và tính năng an toàn, mẫu D-SUV điện VF 8 càng trở nên dễ tiếp cận với người dùng Việt nhờ các “combo” ưu đãi từ VinFast.

12 giờ trước Cần biết

Gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và phát động ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam

Gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và phát động ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam

Ngày 13/6, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), giới thiệu các hoạt động hướng tới kỷ niệm 64 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2025) và phát động chương trình ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

14 giờ trước Văn hóa - Xã hội

Gần 200 người tham gia “Ngày hội hiến tóc” tại Novotel Nha Trang

Gần 200 người tham gia “Ngày hội hiến tóc” tại Novotel Nha Trang

Sáng 14/6/2025, tại khách sạn Novotel Nha Trang đã diễn ra “Ngày hội hiến tóc” với sự tham gia của gần 200 người dân địa phương và du khách. Đây là hoạt động thiện nguyện giàu ý nghĩa nhằm quyên góp tóc làm tóc giả tặng bệnh nhân ung thư đang điều trị, do khách sạn Novotel Nha Trang tổ chức.

14 giờ trước Văn hóa - Xã hội

“Đánh thức con diều”: Hành trình phục sinh ký ức từ Smithsonian về Huế

“Đánh thức con diều”: Hành trình phục sinh ký ức từ Smithsonian về Huế

Tối ngày 13/6/2025, trong không gian trầm lắng và tinh tế của Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo - Bảo tàng Hà Nội, buổi tọa đàm “Đánh thức con diều - Từ Smithsonian 2025 về Huế 1967” đã diễn ra như một bản giao hòa giữa ký ức văn hóa và nhịp sống hiện đại. Buổi tọa đàm do Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian (Hoa Kỳ) phối hợp cùng Lân Tinh Foundation tổ chức, thu hút đông đảo giới nghiên cứu, nghệ nhân thủ công, nhà báo văn hóa, sinh viên và những người trẻ yêu nghệ thuật.

14 giờ trước Văn hóa - Xã hội

“Công nghệ từ trái tim” mùa 2: Thắp lửa sáng tạo, lan tỏa giá trị nhân văn

“Công nghệ từ trái tim” mùa 2: Thắp lửa sáng tạo, lan tỏa giá trị nhân văn

Tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), sự kiện truyền cảm hứng mang tên “Mạch nguồn Công nghệ - Ươm mầm Hạnh phúc” đã chính thức diễn ra, mở đầu cho hành trình mùa 2 của cuộc thi “Công nghệ từ trái tim”.

15 giờ trước Phát triển

BÀI ĐỌC NHIỀU
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Tất tần tật về quy trình lĩnh thưởng xổ số mới nhất
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan và sự phát triển của đạo Mẫu
Rực rỡ đêm chung kết Khánh Hòa Uni Star 2025 - Tìm kiếm tài năng âm nhạc sinh viên
Rực rỡ đêm chung kết Khánh Hòa Uni Star 2025 - Tìm kiếm tài năng âm nhạc sinh viên
Kiên Giang thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong quản lý và giảng dạy
Kiên Giang thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong quản lý và giảng dạy
Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 247/GP- BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 07/5/2021 

Chủ tịch Hội đồng Biên tập: TS. Đinh Đức Thiện

Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập: Trần Thị Thu Thảo

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Phó Tổng Biên tập: Lại Đức Hồng

Tổng Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Địa chỉ: 53 Phố Yên Lạc, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội 

Hotline: 0915 418 887 - 0904 894 444 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO