Hình ảnh người bà người mẹ trong thơ Bạch Văn Tín

Nhà thơ Bạch Văn Tín (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1981 tại Hà Nội) đang ấp ủ cho ra mắt tập thơ đầu tay viết về làng quê Việt Nam. Anh đến với thơ khá muộn, nhưng những tác phẩm của anh luôn đau đáu nỗi niềm về làng quê, những hình ảnh thuở xưa, những bài hát ru của bà của mẹ, luôn là những ký ức không thể nào quên đối với anh.

bach-van-tin-1667048349.jpg
Nhà thơ Bạch Văn Tín

Tuy mới viết được 3 năm nhưng anh đã để lại cho mình dấu ấn riêng, những bài thơ được sử dụng đăng ở các tờ báo văn nghệ hàng đầu như: báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân độivà các tờ báo địa phương trên khắp cả nước. Anh đã được giải nhất cuộc thi thơ về Tết năm 2021 trên Quán chiêu văn, giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát trên báo Áo trắng.

Dưới đây là bài phỏng vấn dành cho anh:

Được biết,hiện tại anh đang là giám đốc công ty chuyên về sản xuất rèm cửa, và các sản phẩm trang trí nội thất, cơ duyên nào khiến anh đến với thơ?

Có những bài thơcủa anhđược rất nhiều độc giả đón nhận và đồng cảm. Từ thơ,có thể thấy nét mộc mạc giản dị, gần gũi trong con người anh.Tại sao anh lại chọn đề tài mà đã nhiều tác giả khác từng viết thành công?

Tại sao không qua một trường lớp Viết văn nào, có thể nói anh là một nhà thơ không chuyên, câu hỏi này có làm anh mủi lòng? Và trong quá trình viết,anh có gặp khó khăn gì không?

bach-van-tin-2-1667048525.jpg
Nhà thơ Bạch Văn Tín tại nhà riêng.

Trong tương lai,anh có ý định viết thêm các chủ đề và cách thể hiện khác đi trong thơ không?

Cơ duyên nào khiến anh lại thích viết thơ? Liệu có là quá muộn để phát triển sự nghiệp viết lách của mình?

bach-van-tin-3-1667048618.jpg
Nhà thơ Bạch Văn Tín tại chung cư nơi anh ở.

Tại sao anh lại thích viết thể thơ lục bát mà thấy anh ít viết các thể thơ khác?

Làm sao để khi viết anh tránh được lối mòn cũ mà người khác đã viết cùng một chủ đề về làng quê hay bất cứ chủ đề thơ nào khác?

bach-van-tin-4-1667048701.jpg
Người bạn đời của nhà thơ Bạch Văn Tín

Việc anh đến với thơ có ảnh hưởng nhiều đến công việc hiện tại của mình không? Và có ảnh hưởng đến gia đình?

Hiện nay anh đang sống tại Hà Đông, Hà Nội, tại sao anh không viết về thành phố nơi anh sống mà lại chọn chủ đề làng quê?

Có lúc nào do mải mê công việc mà anh quên đến thơ?

Bây giờ nếu ra luôn các tập thì anh có thể in mấy tập?

 - Nhiều khi tôi nghĩ hay là mình không in nữa, bởi tôi viết là cho bản thân mình, nhưng sợ một lúc nào đó tôi quên đi, những bài thơ và nỗi lòng của tôi bị thất lạc, nên tôi lại quyết định sẽ in, chỉ là vào thời điểm nào? Và những bài thơ nào in. Bây giờ nếu nói số lượng thơ in ở Việt Nam ta thì không thể đếm hết được, vì ngày nào cũng có thơ xuất bản, làm tôi cứ suy nghĩ, liệu thơ mình in xong có ai muốn đọc không? Chính vì vậy nếu nói để in thì vài cuốn cũng có thể, nhưng tôi đang có dự định chỉ in một cuốn với những bài thơ tôi thực sự tâm đắc nhất.

Anh có thường tham gia các trại sáng tác không?

Bây giờ anh có ước mơ lớn nhất trong công việc, gia đình và viết thơ?

bach-van-tin-5-1667048776.jpg
Con gái và con trai của nhà thơ Bạch Văn Tín

- Mỗi một khía cạnh đều có những khoảng trống mà tôi chưa lấp được, về công việc thì sau hai năm giãn cách vì covid hiện nay đối với tôi cũng có nhiều áp lực, doanh nghiệp của tôi kinh doanh không được thuận lợi như trước nữa, gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng kinh nghiệp và sự cố gắng tôi sẽ vượt qua. Còn về gia đình ai cũng mong muốn mình có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, cuộc sống con người ta cũng chỉ mong có vậy, vợ chồng hiểu nhau, con cái khỏe mạnh, chăm ngoan học giỏi là tôi vui. Rất may là những cái đó hiện nay tôi đang có, tuy rằng không thể 100% hoàn hảo. Thơ đến với tôi rất tự nhiên và cũng không gò bó hay gượng ép, nhưng không vì thế mà tôi quên đi, tôi luôn tìm đọc những quyển sách hay, những tác phẩm mới, những bài thơ đã đi cùng năm tháng. Có thời gian tôi lại nghe những bài hát về quê hương, những văn hóa vùng miền, lịch sử cha ông để lại.

Thấy anh có rất nhiều bài thơ về bà và mẹ, những bài thơ nào khiến anh tâm đắc nhất?

CƯỚI VỢ CHO CHỒNG

Cái ngày cưới vợ cho cha

Bờ đê mẹ ngã sấp ba bốn lần

Bầu trời đổ xuống bàn chân

Người như chết điếng nửa phần mẹ ơi

 

Trăng tròn mười sáu giữa trời

Chuyến đò cập bến theo người làng bên

Bao năm cầu khấn bề trên

Mẹ mong mỏi đứa con miền chiêm bao

 

 

Cũng vì dòng dõi thấp cao

Cái danh cái phận hôm nào còn không

Mẹ đi lấy vợ cho chồng

Mà hồn lạc giữa cánh đồng héo hon

 

Canh thâu tiếng khóc đầu non

Tháng ngày mẹ ngóng bỗng con đã về

Nuốt vào hàng lệ đầm đìa

Thương con dành cả trăm bề hi sinh

 

Cũng là duyên phận của mình

Chồng chia hai nửa nghĩa tình thấy đâu

Bây giờ mây tóc trắng phau

Mạn đò sóng vỗ mẹ đau một đời

 

Con giờ trọn vẹn lứa đôi

Càng thêm thương mẹ suốt đời sẻ chia

Con mang thương nhớ trở về

Đứng nơi mẹ ngã mà tê tái lòng.

 

CỎ

 

Bình minh sưởi ấm mộ bà

Giọt sương đậu trắng cỏ gà vừa lên

Bà nằm dưới nấm đất hiền

Gội mưa tắm nắng từ miền ca dao

 

Bà ơi vạt cỏ thương sao

Đầu xanh đôi mắt nghẹn ngào sương rơi

Hương trầm lan toả khoảng trời

Cúi đầu con vái ngàn lời trong tâm

 

Con nghe lọn gió thì thầm

Bao năm cỏ đã bật mầm mà xanh

Cỏ ru bà giấc thơm lành

Hồn bà hay cỏ hoá thành mênh mông

 

Lối con đi giữa cánh đồng

Cỏ may đan mãi vết lòng chưa khâu

Con nghe cỏ đã chuyển mầu

Hình như con thấy mùi trầu tỏa hương.

 

BÀ VẶN CHỔI RƠM

 

Bên thềm bà vặn chổi rơm

Vặn ngày lẫn tháng thảo thơm một đời

Rạ rơm quấn quýt bên người

Tay nhăn vệt khói giữa trời mênh mông

 

Mặt trời sáng phía đằng đông

Rơm vàng quyện nắng bềnh bồng giữa sân

Bà ngồi đó, nắng dưới chân

Nắng vàng quét những khó khăn đời bà

 

Giàn thiên lý đã trổ hoa

Bà giờ khuất nẻo đường xa bóng chiều

Rạ rơm thương nhớ bà nhiều

Sân nhà vắng chổi quét điều đơn sơ

 

Giỗ bà trong những giấc mơ

Bên thềm lá rụng xác xơ ngõ hiền

Bà ơi về với tổ tiên

Chổi rơm bà để một miền nhớ thương.

 

Cảm ơn anh  và chúc anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như có nhiều tác phẩm mới hay nữa!

Tiểu An (thực hiện)

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/hinh-anh-nguoi-ba-nguoi-me-trong-tho-bach-van-tin-a16054.html