Bài viết mới nhất từ Phạm Việt Long
Báo chí giải pháp và phát triển xã hội
Trong thời đại thông tin phát triển, báo chí không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu này, người ta bàn nhiều đến báo chí giải pháp.
Nếu ai cũng
Mỗi bình minh, ánh sáng le lói qua khung cửa sẽ mang theo niềm tin và an lành, bởi mỗi khuôn mặt chúng ta gặp đều mang đến sự an ủi và cảm thông. Trong thế giới ấy, hạnh phúc không còn là điều phải tìm kiếm, bởi nó đã hiện hữu trong sự giàu có của tâm hồn và sự liên kết giữa con người với nhau.
Liên hoan tại Trường Tiểu học Gia Lương, Hải Dương: Thói vô cảm đáng sợ hơn sự thiếu trách nhiệm và tính linh động
Gần đây, sự việc tại Trường Tiểu học Gia Lương, Hải Dương, đã gây xôn xao dư luận: Một học sinh lớp 1 phải ngồi nhìn các bạn ăn món gà rán trong buổi liên hoan vì mẹ em không đóng 100.000 đồng vào quỹ phụ huynh. Điều này không chỉ làm dấy lên vấn đề về trách nhiệm và sự linh động trong quản lý quỹ lớp mà còn cho thấy thói vô cảm đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội.
Âm nhạc và nghệ thuật ngoại giao mềm
Trong thế giới âm nhạc đầy mê hoặc, tôi tìm thấy niềm say sưa không ngừng nghỉ trong việc sưu tầm những đĩa hát cổ và các tác phẩm âm nhạc có giá trị lịch sử. Trong kho báu âm nhạc ấy, có một đĩa hát mà tôi trân trọng và tự hào nhất - “Tiếng hát Việt Nam”. Album này, sản xuất bởi Trung tâm Âm nhạc Nhật Bản vào năm 1978, bao gồm 13 tác phẩm âm nhạc Việt Nam, được thể hiện qua giọng ca và nhạc cụ của các nghệ sĩ Việt Nam. Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là biểu tượng của nghệ thuật ngoại giao mềm dẻo, chân thành và thiện chí mà Việt Nam muốn gửi gắm đến bạn bè quốc tế.
Những đặc điểm nổi bật trong thơ ca ngợi ca lãnh tụ Hồ Chí Minh
Thơ ca ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phần quan trọng trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Những bài thơ, ca khúc này không chỉ thể hiện lòng kính trọng, yêu mến đối với Người mà còn phản ánh tình cảm của nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Nhìn chung, thơ ca ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh có 5 đặc điểm dưới đây.
Sâu lắng, tự hào - Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ không bao giờ quên”
Trong hai đêm liên tiếp 2 và 3 tháng 5 năm 2024, Nhà hát Hồ Gươm đã biến thành tâm điểm thu hút những người đam mê nghệ thuật và lịch sử, thông qua chương trình nghệ thuật đặc sắc “Điện Biên Phủ không bao giờ quên”. Sự kiện này kỷ niệm 70 năm chiến thắng huy hoàng của Chiến dịch Điện Biên Phủ - một dấu mốc lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu – Từ góc nhìn văn hóa
Viện nghiên cứu Văn hóa và Phát triển vừa hoàn thành công trình nghiên cứu “Tín Ngưỡng Thờ Mẫu - Từ Góc Nhìn Văn Hóa”, do Tiến sĩ Phạm Việt Long thực hiện. Dự kiến, sẽ in thành sách, với độ dày 300 trang (chính văn), do Nhà Xuất bản Dân trí ấn hành, sẽ ra mắt vào khoảng tháng 6 năm 2024. Viện giới thiệu rộng rãi phần mở đầu, mục lục và tiểu kết các chương để xin ý kiến của bạn đọc trước khi công bố chính thức.
Bức tranh và bức tượng
Bức tượng cất tiếng khóc, nhưng không ai nghe thấy. Đúng lúc ấy thi ông chủ về. Thấy cảnh tượng này, ông chủ nhẹ nhàng nâng bức tranh lên.
Viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh: Một cuộc đời dành cho văn hóa học
Ngày 24 tháng 2 năm 2024, Việt Nam đã mất một nhà văn hóa học lớn, viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh, tại Hà Nội; ông hưởng thọ 91 tuổi. Ông là một nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà báo và nhà dịch thuật uy tín của Việt Nam.
Giáo sư Đặng Vũ Minh, nhà khoa học tài năng và khiêm tốn
Theo đài Sputnik, tháng 2/2024, Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAS) kỷ niệm 300 năm ngày thành lập. Trong số các viện sĩ-thành viên nước ngoài của RAS có 6 công dân Việt Nam được vinh danh nhân dịp này. Văn hóa và Phát triển xin giới thiệu bài viết về Giáo sư Đặng Vũ Minh, một trong 6 nhà khoa học vinh quang đó.
Làng lúa, làng hoa tươi xanh thêm trong “mùa xuân” của giọng hát Hương Giang
Trong đêm giá lạnh Hồ Tây ấy, “Mùa xuân” bỗng bừng lên, xanh tươi và dào dạt qua giọng hát Hương Giang với “Mùa xuân làng lúa làng hoa”. Qua phần trình diễn trên sân khấu, ta thấy Hương Giang đã xử lý tài tình các tình huống âm nhạc để làm nở hoa các ý tưởng nghệ thuật như những nụ hoa đang chúm chím gặp nắng xuân bung ra những cánh hoa tươi thắm, ngào ngạt hương thơm.
Ngày Valentine ở Việt Nam
Valentine là ngày lễ tình nhân được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 hàng năm. Ngày này được đặt theo tên của Thánh Valentine, một linh mục Kitô giáo đã bị tử hình vì cưới bí mật cho các...
Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Ngọc Khôi – Con Rồng của âm nhạc dân tộc
Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Ngọc Khôi, tuổi Rồng, là một nhạc trưởng, nghệ sĩ nhân dân, phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc trưởng xuất sắc nhất của nền âm nhạc Việt Nam, với nhiều đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc dân tộc.
Rồng Việt Nam: Nét văn hóa đặc trưng và sức sống hiện đại
Hình tượng rồng đã trở thành một biểu tượng quan trọng, nối kết giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa người Việt. Từ nguồn gốc truyền thuyết đến sự hiện diện đa dạng trong nghệ thuật và đời sống hàng ngày, rồng không chỉ là một linh vật, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận.
Đêm 30 Tết
Nhạc và lời: Phạm Việt Long. Trình diễn: Quoc Quoc
Vẻ đẹp và sức sống vĩnh cửu của "Một mùa xuân nho nhỏ"
Ngay sau khi nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải, rồi được ca sĩ Kim Phúc hát trên đài Tiếng nói Việt Nam, "Một mùa xuân nhỏ nhỏ" đã nhanh chóng tỏa rộng, đi sâu vào cuộc sống. Đến tận bây giờ, qua thử thách của thời gian - 43 năm, sức sống của "Một mùa xuân nhỏ nhỏ" vẫn căng tràn, truyền năng lượng cho hàng triệu con tim.
Câu chuyện về con gà cúng chiều ba mươi tết
Cũng từ đó, cứ vào ngày 30 Tết âm lịch là mọi người chuẩn bị một con gà trống đã được luộc chín, bày lên mâm cúng, khác với cách bày cúng thường lệ là quay đầu con gà vào trong, họ quay đầu gà ra ngoài để đón quan Hành khiển.
Đĩa hát “Tiếng hát Việt Nam” – một tấm gương về nghệ thuật và ngoại giao
Tôi có một sở thích đặc biệt là sưu tầm những đĩa hát cổ, những tác phẩm âm nhạc quý hiếm và có giá trị lịch sử. Trong số đó, có một đĩa hát mà tôi rất yêu quý và...