Bài viết mới nhất từ Lê Văn Sơn
Mẹ nấu chè kho
Ngày bé ở quê tôi, tết nhà nào cũng phải nấu một nồi vài chục đĩa con chè kho, trước là bày lên ban thờ cúng gia tiên, sau là ăn mấy ngày tết đến tận qua rằm tháng giêng.
Gói bánh chưng
Gói bánh chưng ngày tết là truyền thống quê tôi - đồng bằng Bắc Bộ, cũng như bánh tét ở miền Tây Nam Bộ vậy.
Thôn mổ bò, tát đầm lưới cá
Ngày 27 hoặc 28 tết năm nào cũng vậy, thôn tát đầm cá, mổ bò trâu chia cho từng nhà ăn tết.
Bưởi Diễn
Nguồn gốc của Bưởi Diễn là ở Đoan Hùng - Phú Thọ, nó cũng được trồng nhiều ở các huyện phía tây Hà Nội, chủ yếu trồng lấy quả ăn và chưng bày ngày tết.
Bắt giun nuôi vịt
Ngày bé ở quê, chăn bò, cắt cỏ, bắt giun, chăn vịt là bình thường với mọi đứa trẻ. Nhà có trâu bò thì một buổi đi học, một buổi chăn bò cắt cỏ, bắt giun. Nhà không có trâu bò thì đi bắt giun nuôi ngan vịt.
Khoai nướng
Quê ngày ấy trồng khoai tây nhiều, mùa này đang thu hoạch. Bới khoai về lựa củ bi để nấu cám lợn, củ nhỏ để lên dàn làm giống cho năm sau, củ to còn lại phần Mẹ gánh đi chợ bán, phần để gậm giường ăn dần.
Quê nghèo
Quê tôi cũng như bao làng quê khác của đồng bằng Bắc Bộ. Ngày ấy quê nghèo không phải do người dân không giỏi làm ăn, cũng không phải do đất đai cằn cỗi bởi quê tôi thuộc châu thổ sông Hồng, đất đai màu mỡ lắm.
Nhà bếp
Ngày ấy! Nhà nào cũng vậy, dù nhà gạch mái ngói hay nhà vách đất mái lá, rạ thì đều có cái nhà bếp làm riêng ở bên phải hay trái phía trên nhà chính, thường là bên trái vì nó vừa tránh gió mùa đông bắc thổi vào cửa vừa che gió đông thổi vào nhà.
Rét xoăn
Ngày bé ở quê, mùa này nghe Radio báo tin gió mùa đông bắc là biết trời rét đấy. Tối ngủ còn quần đùi chứ nửa đêm bụi chuối bên chái nhà xào xạc là biết gió về, nhà tranh vách đất nên ngủ trong nhà cũng cảm nhận ngay, U tôi gọi: Chúng mày có lấy chăn đắp vào không đấy, rét xoăn hết bấy giờ!