Làng quê vật đổi sao dời

Tôi với ông Thành là hàng xóm ở khu chung cư lại cùng sinh hoạt trong CLB''Căng Hải'' (Hai cẳng). Nghĩa là buổi sáng nào chúng tôi cũng đi bộ tập thể dục với nhau. Chuyện nhà, chuyện làng xóm, chuyện cơ quan đơn vị, chuyện đông -tây, kim- cổ chúng tôi đều mang ra ''giao ban'' trên đoạn đường đi bộ để đỡ khô cứng xương khớp.

chuy-lg-qu2d-1635127640.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Mấy hôm nay, kể từ khi thành phố nới lỏng giãn cách vì dịch bệnh, chúng tôi mới thấy ông Thành sinh hoạt CLB. Thì ra ông bắt xe đò về quê ''xem các cháu làm ăn ra sao trong những ngày đại dịch''. Các cụ quấn quýt hỏi ông Thành về làng quê hôm nay. Ông Thành đủng đỉnh kể theo bước chân chậm rãi

- Quê tôi lám chuyện vui vì về đến đầu làng là bắt gặp những căn nhà cao ba- bốn tầng, đường làng ngõ xóm được langs nhựa hay đổ bê tông. Nhà nào cũng làm ăn sung túc,không còn cảnh đói kém tháng ba, ngày tám như xưa. Đám cưới đám hỏi xầm uất không kém thành thị. Có nơi còn hơn thành thị. Thôi thì nam thanh nữ tú thi nhau trong quần hồng áo tía, Khi màn đêm buông xuống, làng quê bừng sáng trong ánh đèn điện. Cái loại bóng đèn led sáng lắm nên dân tự chung tiền chậy đường điện cho sáng đường sáng ngõ. Vui chân, vui miệng khoe

- Cả làng tôi, huyện tôi, tỉnh tôi, nhà nào cũng dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Nước từ nhà máy nước của xã chảy vào đường nước từng nhà.Mở vòi nước, xòe một cái là xong. Dân quê đã dùng bếp ga thay cho rơm rạ. Vậy nên, sau khi thu hoạch rơm rạ được đốt ngay ngoài đồng. Khói mù giời đất. Nhà nào cũng có hố xí tự hoại hoại. Ngày xưa, chúng ta có nằm mơ cũng không thấy cảnh tượng ấy. Nhưng mà hai câu thơ của cụ Tú Xương nó cứ ám ảnh tôi khi nghĩ về làng quê:

Thế gian biến cải vũng lên đồi

Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi

Làng quê hôm nay không còn cây đa, bến nước sân đình nữa. Gạch ngói, bê tông đã ngự chiếm lấn át hết bóng dáng tre pheo. Đêm khuya ở quê tôi thèm nghe gà gáy báo canh giờ cũng khó. Nói chi đến tiếng ếch, tiếng côn chão chuộc cùng hòa tấu trong ao bèo. Con cua, con cá chúng đã ''chui'' vào các hồ ao, nuôi tập trung. Do vậy, hương vị miếng thịt, mớ rau, con cá không còn như xưa.

Mọi tập tục, tập quán truyền thống trong việc cưới, việc tang, việc hội hè , đình đám đã dần mai một. Cái mới dần thay thế, có cái tỏ ra là tốt, là văn minh. Nhưng cũng cái mới ''áp vào''làng quê không được chấp thuận. Bỗng nhiên giọng ông Thành như trùng xuống

- Tôi về đến đầu làng tôi đã nghe được khối chuyện dân làng trong những ngày dịch bệnh bùng phát đến đỉnh điểm tại các tỉnh, thành phố vừa qua, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Cái làng tôi nhỏ bé, khuất nẻo mà cũng có cả mấy trăm người vào tận Bình Dương, Đồng Nai để làm công nhân . Nay tránh dịch họ kéo nhau về quê. Được cái chính quyền xã, rồi các bác cựu chiến binh thực hiện phòng chống dịch rất nghiêm túc, rất chặt chẽ nên ai về cũng khai báo y tế, ai thuộc diện cách ly tập trung đều răm rắp thực hiện. Mà không nghiêm túc sao được. Một người đi làm ăn xa về nhà, chỉ trong buổi sáng cả làng đã biết. Chuyện của ông Thành còn dài lắm. CLB chúng tôi quyết định để dành.

Ngay đêm hôm đó, người viết bài này trằn trọc khó ngủ hơn mọi đêm. Hình ảnh dòng người từ các thành phố, các khu công nghiệp chạy dịch lũ lượt rút về các tỉnh như chạy giặc. Họ đi bằng mọi phương tiện, kể cả đi bộ. Dòng người ấy đi trong đêm tối , mưa gió cũng bất chấp miễn là về đến nhà, đến quê. Về để đi cách ly tập trung cũng sẵn sàng chấp nhận. Họ là ai vậy?. Họ chính là bà con nông dân, chủ nhân rường cột của làng quê hôm nay.

Họ là bà con, anh em thân thiết, ruột thịt của tôi, của anh và của chúng ta. Càng ngẫm càng thấy họ phải đi làm ăn xa xôi, chịu khó khăn, cực khổ trăm bề chỉ vì một lý do đơn giản: Thửa ruộng, vườn rau, ao cá... nói chung là làm nông nghiệp không thể đủ trang trải cho cuộc sống của từng gia đình. Đấy là tiền ăn học của con cái, tiền thuốc thang, viện phí mỗi đau ốm. Đấy là chưa kể các khoản chi phí khác, cũng không nhỏ. ''Khóc cũng phải tiền, cười cũng phải tiền'' sao cho đẹp mặt với ''trong họ, ngoài làng''. Ở quê một lao động nghề nông làm sao có thu nhập khoảng 5 triệu / người/ tháng? Nhưng mức thu nhập ấy là khiêm tốn khi họ làm việc trong các khu công nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở thành thị.

Tôi vẫn biết làng quê chỉ đông vui,tấp nập chỉ trong mấy ngày đón Tết nguyên đán, Ngày bình thường thì làng quê vắng vẻ, tĩnh mịch vô cùng vì lớp người ở độ tuổi lao động đều đi làm ăn xa. Ở nhà chỉ còn lại là các ông bà già ,trẻ em và học sinh đang tuổi đi học.

Ly nông bất ly hương vẫn còn là giấc mơ!

Theo Chuyện làng quê

Sông Đào

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/lang-que-vat-doi-sao-doi-a7706.html