Nỗi đau da cam vẫn còn đó

Ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã rải những thùng chất độc diocin hay còn gọi là chất độc da cam đầu tiên xuống những cánh rừng ở Miền Nam Việt Nam với mục đich làm rụng lá cây rừng tìm diệt Quân giải phóng. Từ đó cho đến ngày chiến tranh kết thúc 88 triệu lít chất độc màu da cam đã bị Quân đội Mỹ đem ra xử dụng làm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước ở nhiều vùng rộng lớn.

noi-dau-da-cam-van-con-do-1627824450.jpg

Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969

Chất độc da cam mà quân đội Mỹ xử dụng đã khiến cho hàng triệu quân nhân và thường dân của các bên tham chiến bị phơi nhiễm loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm, độc hại này .

Hơn 4 thập kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh kết thúc ( 30/4/1975 ) nỗi đau da cam vẫn hiện hữu và khoét sâu trong lòng nhiều người , nhiều gia đình và nhiều thế hệ ở cả Việt Nam và ở chính nước Mỹ.

Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng Nhà nước Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc giải quyết hậu quả nặng nề do chất độc màu da cam để lại. Chính quyền Mỹ thì vẫn thờ ơ với những hậu quả do chính họ đã gây ra mà người dân Việt Nam phải gánh chịu. Giải quyết hậu quả chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam ? Câu trả lời vẫn để ngỏ cho những người có trách nhiệm ở nước Mỹ.

Theo Trái tim người lính

Nguyễn Đình Cự

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/noi-dau-da-cam-van-con-do-a4812.html