Thiết chế gia đình của người Mường ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) qua đối sánh với người Kinh kề cạnh

Khi khảo sát thiết chế gia đình của người Mường ở huyện Lương Sơn chúng tôi nhận ra có nhiều quy định rất khác với người Kinh kề cạnh.

luong-son-1708904624.jpg
 

          Tóm tắt: Thiết chế trong gia đình của người Mường là những quy định thành văn, bất thành văn đề ra quy tắc xử sự của người Mường trong các quan hệ xã hội. Tuy ở gần người Kinh nhưng thiết chế trong gia đình người Mường lại có những điểm khác biệt, tạo nên bản sắc văn hóa gia đình của người Mường. Những điểm khác của thiết chế gia đình người Mường ở huyện Lương Sơn góp phần tạo nên dấu ấn riêng trong văn hóa Mường còn lưu giữ được từ nền văn hóa của người Việt cổ vốn có từ nền văn hóa Đông Sơn, thể hiện quan niệm của người Mường về thể giới quan và nhân sinh quan, là những yếu tố văn hóa bản địa phi Hoa/Hán chống lại sự đồng hóa của văn hóa Hán trong suốt nghìn năm người Việt dưới ách thống trị của đế chế phương Bắc.

           Từ khóa: Thiết chế gia đình người Mường; văn hóa gia đình người Mường; sự khác biệt trong văn hóa gia đình người Mường và người Kinh...

          Huyện Lương Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Hòa Bình, gồm 1 thị trấn và 10 xã, dân số khoảng gần 100.000 người, liền kề với các huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức thuộc thành phố Hà Nội.

Cư dân ở các huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức chủ yếu là người Kinh

Cư dân ở huyện Lương Sơn chủ yếu là người Mường, chiếm 70% dân số toàn huyện, sống ở các xóm làng trong thung lũng chân núi và vùng đồi núi thấp. Xa sưa người Mường và người Kinh vốn là người Việt cổ. Trong diễn trình phát triển của lịch sử, một bộ phận người Việt cổ cư trú ở đồng bằng, sống lâu đời trong các làng xã cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán và tư tưởng Khổng giáo, trở thành người Kinh, còn bộ phận người Việt cổ cư trú tại các thung lũng chân núi phát triển trở thành người Mường vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa của người Việt cổ dưới thời văn hóa Đông Sơn của các vua Hùng.

Thiết chế, tiếng Anh là in institution được hiểu thao hai nghĩa. Một là, được hiểu như là thể chế gồm những nguyên tắc, quy định xã hội đặt ra để hướng dẫn và giám sát hành vi, hoạt động của các tổ chức và cá nhân. Hai là tên gọi cho một tổ chức văn hóa hội tụ được các yếu tố: có cơ sở vật chất, tổ chức vận hành, quản lý, có quy chế hoạt động và có những hoạt động thường xuyên phù hợp với chức năng của tổ chức đó. Bài viết này chúng tôi sử dụng nội hàm thiết chế văn hóa theo nghĩa thứ nhất.

Gia đình là tế bào, tổ chức nhỏ nhất của xã hội, có gia đình hạt nhân (gia đình 2 thế hệ gồm cha mẹ và con cái) và gia đình lớn là họ tộc liên kết nhiều hộ gia đình cùng huyết thống, cùng chung bố mẹ sinh ra.

Thiết chế gia đình là những quy định xác định các mối quan hệ trong gia đình, họ tộc. Các quy định đó trở thành phong tục thành văn (ghi trong hương ước, tộc phả) và bất thành văn, là tập quán hướng dẫn và giám sát các thành viên trong gia đình tự nguyện ứng xử góp phần ổn định xã hội.

Khi khảo sát thiết chế gia đình của người Mường ở huyện Lương Sơn chúng tôi nhận ra có nhiều quy định rất khác với người Kinh kề cạnh.

1. Chúng ta đều biết văn hóa gia đình người Kinh ảnh hưởng lớn từ mô hình gia đình người Hán và bị chi phối bởi tư tưởng Khổng giáo. Gia đình người Kinh con cái cùng cha mẹ sinh ra thường chia thành các chi trên, chi dưới và trong quan hệ xã hooijsex gọi nhau thao thứ bậc, ngành trên là bậc anh chị còn ngành dưới là em. Tục ngữ người Kinh có câu “to đầu con ông chú. Bé đầu con ông Bác”.

Người Mường không ứng xử như quy định của người Kinh. Con cái ngành trên (con cái ông Bác) và ngành dưới (các con ông chú) trong quan hệ xã hội vẫn có sự phân bieetjnganhf trên, ngành dưới nhưng xưng hô với nhau lại khác. Thiết chế gia đình Mường quy định cùng hàng con cháu sinh ra, nếu ai sinh trước (trông thấy mặt trời trước) thì gọi là anh, ai sinh sau ít tuổi hơn thì xưng là em. Đây là tư duy triết lý rất thuận theo lẽ tự nhiên.Điều này phản ánh triết lý của người Mường cho rằng cái gì có trước quan trọng hơn cái có sau.

Gia đình người Kinh ở Hà Nội dành sự ưu ái cho người con trưởng trong gia đình. Con ngrcos trách nhiệm nuôi nấng cha mẹ khi về già và được quyền thừa kế tài sản của cha mẹ, thực hiện thờ cúng tổ tiên, dạy bảo các em “Quyền huynh thế phụ”. Con trưởng có uy quyền thay mặt cha mẹ quyết định các công việc tổ chức sinh hoạt văn hóa của gia đình, bảo ban các em sống và làm việc theo các chuẩn mực xã hội.

Gia đình người Mường ở huyện Lương Sơn lại có điểm khác. KHI bố mẹ còn sống, sức khỏe dồi dào thì bố mẹ lo dựng vợ gả chồng cho các con khi đến tuổi trưởng thành. Sau đó, bố mẹ lo tìm đất, huy động con cháu, dòng họ dựng nhà cửa và cho con cái đã có gia đình ra ở riêng. Anh trai nào nhỏ tuổi chưa xây dựng gia đình tiếp tục ở với bố mẹ đến khi nào bố mẹ cưới vợ cho thì nhận lãnh trách nhiệm nuôi bố mẹ và thừa hưởng gia sản, đồng thời có nghĩa vụ nuôi nấng cha mẹ, lo tang ma khi bố mẹ qua đời và hàng năm thực hành thờ cúng tổ tiên.

Trường hợp gia đình người Mường sinh toàn con gái, bố mẹ sẽ chủ đọng tìm cưới rể cho một cô gái. Chàng rể về nhà cô gái cùng jnuooi dưỡng bố mẹ khi tuổi già và thừa hưởng toàn bộ gia sản của bố mẹ làm ra. Khi bố mẹ mất chàng rể cùng con gái lo việc tang ma, giỗ tết, thờ cúng tổ tiên ở ngôi nhà bố mẹ giao cho.

3. Hôn nhân là việc hệ trọng trong gia đình, dòng họ của người Kinh, người Mường. Đối với người Kinh,  hôn nhân trải qua cac bước: dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, bố mẹ thường chọ và ủy quyền cho một người ở bậc cha chú chàng rể được ủy quyền đại diện nhà trai đối đáp với họ nhà gái.

Người Mường ở huyện Lương Sơn trong các bước hôn nhân đều cẩn thận chọn hai người: một đại diện cho bên nội và một nữ đại diện cho bên ngoại sang đối đáp với nhà gái. Điều này phản ánh quan niệm của người Mường đề cao vai trò của người Mẹ, trọng bên ngoại, hình thức vón tồn tại trong xã hội cổ truyền của người Việt cổ.

Điều đáng lưu ý là các đám cưới của người Mường ở huyện Lương Sơn vẫn còn giữ tục trong đám cưới phải có ông mối (ông mờ) là người khỏe mạnh, giỏi làm kinh tế, đông con, nhiều cháu, nhà cửa khang trang, khéo ăn nói thay mặt cho họ nhà trai sang có lời với nhà gái trong các nghi lễ: dạm ngõ, khao tiếng, lễ ăn hỏi, đón dâu, lễ lại mặt bàn luận, thỏa thuận mọi công việc hôn nhân của đôi trai gái, nhất là trách nhiệm của nhà trai.

Người Kinh chuyển sang xã hội văn minh, chủ hộ tổ chức cưới cho con cái thường vay mượn người thân, họ hàng để có tiền lo việc cưới. Họ hàng người thân dự cưới mừng ngày vui của chủ hộ qua hình thức gửi phong bì tiền hoặc hiện vật có giá trị như ngân phiếu, vàng (vòng cổ, vòng đeo tay, khuyên tai nhẫn cưới, nhưng phần lớn việc cưới của người Mường ở Lương Sơn vẫn duy trì hình thức góp họ vốn xuất hiện từ xa xưa trong xã hội cổ truyền của người Mường. Họ hàng chú bác, cậu mợ, cô dì tự nguyện mang sang nhà chủ hộ việc cưới lợn, gà, gạo, rượu góp vào để chủ hộ có thức ăn, thước uống làm cỗ tiếp đãi khách đến dự ngày vui con cái nên vợ thành chồng.

Ông mối thực chất là một trí thức trong xã hội cổ truyền của người Việt cổ. Với tư cách là người am hiểu phong tục tập quán của dân tộc, ông mối được xã hội tôn trọng và các hộ gia dình đã tin tưởng mời ông đại diện cho gia đình thực hành các lễ thức văn hóa công đồng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong đó có việc thực hành các nghi thức hôn nhân.

4. Tang ma là việc hệ trọng của người Kinh và người Mường. Sau khi người thân mất, người Kinh thực hành các nghi thức cúng lễ 3 ngày, 1 tuần, 49 ngày, giỗ đầu (giỗ 1 năm) và giỗ hết bỏ tang vào năm thứ 2. Với người Mường ở Lương Sơn thực hành cúng lễ 10 ngày, 100 ngày sau ngày mất (lễ bỏ tang). Hàng năm người Kinh cúng giỗ người mất vào chính ngày mất của người thân. Khác người Kinh, người Mường xác định ngày người thân mất là ngày đưa người thân rời nhà đi chôn cất và hàng năm lấy ngày đó là ngày cúng giỗ người mất.

Người Kinh khi người thân qua đời thường quy định chôn cất hai lần. Lần một người mất được đưa vào quan tài gỗ đem chôn vào huyệt mộ hình chữ nhật, gọi là hung táng. Thường sớm là sau 3 năm, người Kinh thực hiện lần hai gọi là cải táng, bốc mộ lấy xương người mất bỏ vào tiểu sành đem chôn ở nơi mới, đắp mộ hình tròn, gọi là cát táng. Còn người ngftheo phong tục, người mất chỉ chôn một lần, đào sâu vôn chặt không cải táng. Cũng có trường hợp, như ở xã Thành Lập, người thân mất, thày bói nói nhà bị động mồ mả, người nhà hay đau ốm, làm ăn gặp nhiều xui xẻo thì gia đình phải cải táng. Ngày bốc mộ cải táng được coi là ngày người thân mất và hàng năm gia đình cung giỗ người mất vào ngày đó.

Cũng như người Kinh, các con trai người mất mặc áo xô, đầu đội mũ rơm túc trực bên quan tài khi lễ phúng viếng nhưng người Mường quy định thêm chủ tang hộ có thêm một dải khăn trắng vắt ngang qua đầu mũ rơm.

Trong đám tang của người Kinh ở Hà Nội nghi thức cúng lễ trong đám tang thường chủ hộ mời nhà sư hay thày cúng (phâp sư) về đảm nhận nhưng người Mường ở Lương Sơn gia chủ cũng lễ người mất nhất thiết phải mời ông mo chuyên cúng hồn về làm lễ với các hình thức saman giáo xuất thần, nhập thần. Hiện nay việc cúng lễ được giảm tiện còn vài giờ nhưng trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhà càng giàu, con cháu đông việc mo diễn ra nhiều ngày, diễn xướng nhiều phân khúc của sử thi đẻ đất đẻ nước, mo lên mường Trời, kể về cổ sử của người Mường qua những huyền thoại phản ánh vũ trụ luận, tình cảm của người sống đối với người mất chứa chan tính nhân đạo nói lên tâm thức của người Mường, cũng là tâm thức của người Việt cổ thời đại các vua Hùng thuở buổi đầu dựng nước của dân tộc Việt.

5. Trong quan hệ xã hội, người mường không quy định khắt khe: nam nữ thụ thụ bất thân theo giáo lý Khổng giáo như ở người Kinh nhưng cũng có những quy định bất thành văn hạn chế môi trường nảy sinh tình cảm nam nữ thiếu lành mạnh trong quan hệ gia đình như quy định con dâu không ăn chung mâm, uống rượu chung cần với bố, chú, cậu, bác, các anh trai bên họ nhà chồng. Con rể không ngồi chung mâm, không uống rượu cần chung với mẹ vợ, cô, dì và chị em bên họ nhà gái.

6. Khác người Kinh, người Mường phổ biến làm nhà sàn để ở. Trên tầng sàn, gian đầu tiên nơi cầu thang khách đi lên được coi là gian quan trọng nhất của ngôi nhà. Nơi ấy dành để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Đây cũng là điểm khác với ngôi nhà của người Kinh. Người kinh thường làm nhà tiếp đất truyền thống 3 gian, 5 gian dành gian giữa, được coi là gian quan trọng nhất và cũng là nơi đặt bàn tiếp khách và là không gian thiêng bày đồ thờ cúng tổ tiên. Sự khác biệt này cũng thể hiện triết lý cái có trước quan trọng hơn các có sau trong quan niệm của người Việt cổ.

Kết luận

Thiết chế trong gia đình của người Mường ở huyện Lương Sơn ( Hòa bình0 có nhiều điểm khác với thiết chế gia đình người Kinh kề cạnh. Những điểm khác đó đã tạo nên sắc thái văn hóa riêng của người Mường thể hiện triết lý về thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường. Sự khác biệt này gợi mở cho chúng ta nhận ra những yếu tô văn hóa truyền thống khi người Mường và người Kinh còn là người Việt cổ chưa phân tách thành các tộc người riêng. Đó là những yếu tố phi Hoa/Hán đã từng xuất hiện trong nền văn hóa Đông Sơn ở thời đại Hùng Vương, buổi đầu binh minh của dân tộc Việt./.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Thức

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/thiet-che-gia-dinh-cua-nguoi-muong-o-huyen-luong-son-hoa-binh-qua-doi-sanh-voi-nguoi-kinh-ke-canh-a23449.html