Tóm tắt nội dung bài viết: Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên việc ứng dụng công nghệ tin học cho các hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc là rất cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên hiện nay nhiều tác giả âm nhạc kiến thức hiểu biết vế cài đặt và sử dụng các phần mềm về soạn nhạc, thu âm, làm video clip, làm karaoke còn nhiều hạn chế, do vậy tôi mong rằng sắp tới Hội chúng tasẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức công nghệ thôngtin ứng dụng cho việc sáng tác và biểu diễn âm nhạc là cần thiết, nhằm phổ biến kiến thức và nâng cao kỷ năng cài đặt vàsử dụng các phần mền ứng dụng làm nhạc cho toàn thể hội viên của thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là ca sĩ,nhạcsĩ đang sinh sống tại thành phố văn minh- hiện đại đi đầu trong lĩnh vực công nghệ của cả nước.
Trong thời đại 4.0 hiện nay trên thế giới, nhất là các quốc gia tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là ứng dụng các phần âm nhạc trong sáng tác,viết hòa âm,chỉnh sửa âm thanh, viết nhạc trên máy tính, làm karaoke và lưu giữ tác phẩm đã có nhiều bước tiến vượt trội, không chỉ mang lại hiệu cao trong các hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc mà còn là công cụ góp phần lưu giữ và nâng cao chất lượng sản xuất và nhu cầu thưởng thức âm nhạc cho quần chúng nhân nhân trong thời đại ngày nay.
Thế nhưng, hiện nay trong đại đa số các nhạc sĩ của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh cũng như là của Hội nhạc sĩ cả nước nói chung, rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ và giảng viên không phải ai cũng biết sử dụng hết các phần mền ứng dụng để phục vụ cho hoạt động âm nhạc nói chung. Thông thường các nhạc sĩ chỉ nắm được phần mềm viết nhạc như: Encore, Sonar, Cakewalk, Final… Nhiều nhạc sĩ chỉ biết viết lại tác phẩm mình sáng tác bằng văn bản thôi, còn các khâu còn lại thì không làm được. Vì để tác phẩm sau khi hoàn thành file văn bản, thì những khâu tiếp theo như hòa âm, thu âm làm clip… đa số anh em hiện nay đều thuê ngoài nên chi phí rất tốn kém. Có nhiều nhạc sĩ viết hòa âm được, nhưng không biết sử dụng các phần mềm thu âm kết hợp với nhạc cụ điện tử để taọ ra bản phối cho mình trên máy tính thật hay, thật sống động. Một số thì làm file nhạc beat đơn giản hơn trên đàn oggan Yamaha, Roland là do biết tận dụng các chức năng làm “Song” trên một số nhạc cụ điện tử có chức năng này, sự kết hợp giữa đàn organ điện tử và các phần mềm viết nhạc trên máy tính như Encore, Musescore, Cakewalk,Studio One
… sẽ tạo ra 1 beat nhạc đơn giản và ứng dụng làm file nhạc nền cho một chương trình biểu diễn hoặc dùng để làm karaoke. Điều này góp phần nhanh chóng đưa phần mình mới sáng tác đến với công chúng, cũng như góp phần xây dựng được các chương trình văn nghệ ở địa phương theo đúng yêu cầu nội dung chủ đề một cách nhanh nhất.
Hằng năm, Hội Âm nhạc chúng ta đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức âm nhạc về sángtác, hòaâm,thanhnhạc,dàn dựng… song, vẫn còn thiếu các lớp bồi dưỡng tập huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là ứng dụng các phần âm nhạc trong sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Do đó, theo tôi, Ban Chấp hành Hội, cũng như BĐH các Chi hội nên linh động tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng về việc ứng dụng các phần mềm, thu âm, viết và làm nhạc beat cho các hội viên chưa biếtvà các lớp bồi dưỡngcho các những hội viênđã biết phần nào các ứng dụng này nhằm nâng cao hiệu quả hơn trong hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc trong toàn hội nói chung.
Vậy chúng sẽ được tập huấn những gì và bồi dưỡng cái gì:
Do hiện nay, các ứng dụng phần mềmcho công việc kể trên là rất nhiều, nên chúng ta chỉ tổ chức học tập sử dụng những phần mềm phổ biến và thường xuyên sử dụng như phần mềm viết nhạc trên máytính,phầm mềm thuâm, phần mềm dựng phim từ hình ảnh,làmcliptừ movie, làm karaoke, vv…
Về phần mềm viết nhạc trên máy tính thì hiện nay đa số các nhạc sĩ đều biết sử dụng từkhâu cài đặt cho tới khâu chép nhạc, nhưng một số phần mền thu âm và phần mềm làm karaoke thì đa số các bạn không biết cài đặt và sử dụng. Hiện nay phần mềm thu âm và chỉnh sửa âm thanh có rất nhiều app được đa số anh chị em khai thác như phần mềm thu âm chỉnh sửa cắt ráp âm thanh như: Sound force, Nuendo, Col Edi pro, Studo one, Audacity vv..., hay như các phần mềm làm clip và làm karaoke như: Movie maket, Camtasia, Vegapro, Proshow, Karafun, Sayatoo… là những phần mềm làm phim và karaoke rất tốt, rất dễ sử dụng nhưng đa số anh chị em gặp khó khăn trong việc cài đặt. Do vậy, nếu như chúng ta tổ chức được các lớp tập huấn và bồi dưỡng thêm những kỹ năng sử dụng thành thạo các “app.” tải về và cài đặt, nhằm giúp cho ca sĩ, nhạc sĩ có thể tự tạo cho mình một video clip hay 1 bài karaoke từ nhạc beat đã có sẵn thì giá thành của sản phảm một bài karaoke sẽ giảm đáng kể. Việc phối hợp các phần mềm để tạo ra một sản phẩm âm nhạc phục vụ cho sáng tác và biểu diễn âm nhạc là rất cần thiết là tiện lợi song không phải ca - nhạc sĩ nào cũng biết tự khai thác nó. Ví dụ như: khi sở hữu một file nhạc nềnhay file Audio,trước đây người ta dùng chỉ có mỗi cách là cho vào đầu đọc và thưởng thức như cách truyền thống hoặc có người dùng nào có chút hiểu biết về công nghệ thì có thể dùng phần mềm chuyển sang dạng file để nghe trên các thiết bị khác. Hoặc sử dụng phần mềm như: Sound force, Sona, Col Edit pro, Studio one… để cắt ghép, chỉnh cao độ, tốc độ theo yêu cầu ca sĩ theo chương trình biểu diễn cho phù hợp, hoặc trong khâu hòa âm làm nhạc beat và làm melory chúng ta có thể chuyển đổi file từ file Encore sang Midi chỉ một cái click chuột sau đó kết hợp với sử dụng đàn Organ điện tử hoặc một phần mềm thu âm bất kỳ để chuyển từ file Midi sang mp 3hoăc file wave. Từ đó chúng ta dễ dàng tạo ra file nhạc beat nhanh chóng và hiệu quả phục vụ cho việc, sáng tác, biểu diễn và quảng bá tác phẩm nhanh chóng hơn mà ít tốn kém thời gian và tiền bạc hơn. Hiện nay, thông thường để phổ biến hoặc là lưu giữ các tác phẩm mới thường được các nhạc sĩ chọn phương pháp làm karaoke là hiệu quả cao, bởi vì một tác phẩm khi đã được xuất file karaoke thì nó dễ tiếp cận quần chúng hơn và nhanh chóng được nhiều người biết đến hơn đồng thời giúp cho người học hát học bài mới sáng tác cũng nhanh hơn.Tuy nhiên hiện nay nhiều tác tác phẩmcủa đa số các nhạc sĩ sáng tác ra phần lớn lưu trữ ở dạng văn bản điệntử lưu cất trên máy tính và điện thoại do đa số anh em nhạc sĩ chưa kịp thời nắm bắt công nghệ cài đặt, cách sử dụng và phối hợp các phần mềm này. Ví dụ như một ca khúc viết trên Encore khi phối hợp cùng đàn Organ Yamaha PRSS770 hoặc 970,980 chúng ta nhanh chóng cho ra filemidinhạc Beat,
có thể sử dụng biểu diễn trên cây đàn làm nhạc nền mà không cần đòi hỏi bạn là một nhạc công giỏi chỉ yêu cầu chúng ta biết nhạc lý và viết hòa âm đơn thuần. Bằng thao tác kết nối thông qua cổng USB trên đàn organ điện tử chúng ta đã vào ra file nhạc Beat theo ý muốn sau đó cho xuất file mp3 và file wave bằng các phần mềm thu âm để tao ra fiel nhạc nền, chép lưu giữ trên USB và điện thoại rất tiện dụng trong sử dụng và biểu diễn mọi nơi mọi lúc. (Xem hình minh họa hình 1 và hình 2).
Cách làm như sau: Sau khi chuyển đuôi Midi từ mộ bản tổng phổ trên Encor các nhạc sĩ sẽ dễ dàng tạo 1 file nhạc có meloly dẫn dắt người tập hát và 1 file nhạc nền theo bản hòa âm tương tự bằng cách kết nối với cây đàn or điện tử qua cổng usb theo một tiết tầu và âm sắc, tốc độ mà ta chọn tùy theo tính chất giai điệu của ca khúc mới sáng tác sao cho phù hợp qua các thao tác như sao: Mở usb vào đàn mở cửa sổ New song, chọn ca khúc đã chép tổng phổ bằng Encore, chọn tiết tầu, tốc độ cho ca khúc cần ghép trên cửa sổ FUNCTAL–DIGITAL RECMENUchọnSONG– CHORD – STEPRECT –sau đó bấmnhập dữ liệu hợp âm cần chép trong bản phối đả viết sẵn, cuối cũng Save và xuất file để cho ra sản phẩm như ý muốn rất nhanh mà không cần đòi hỏingười thực hiện là nhạc công chuyên nghiệp sử dụng đàn organ.
Sau khi hoàn chỉnh các khâu tạo Beat bằng nhiều cách với các hần mềm thu âm tùy thích, chúng ta dễ dàng làm một filekaraoke để phổ biến và lưu giữ tác phẩm của mình. Hiện nay, phần mềm làm karaoke cũng có nhiều phiên bản nhưng có lẽ phổ biến vẫn là phần mềm Karafun và Sayatoo cùng với phầm mềm hỗ trợ là camtasia và vagapro, proshowproducer sẽ cho xuất ra một file karaoke hoàn hảo.
Trên đây là những ví dụ và ý kiến đóng góp cũng như là gợi ý sử dụng các phần mềm để phục vụ cho công việc biểu diễn và lưu giữ các tác phẩm âm nhạc được bền lâu và hiệu quả. Do vậy, qua bài viết này, tôi mong rằng chúng ta sẽ có dịp ngồi lại bên nhau, tọa đàm để trao đổikinh nghiệm, hoặc thông qua các lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức âm nhạc, tin học chúng ta sẽ học hỏi và khám phá được nhiều điều mới mẽ và thú vị hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn hóa văn nghệ nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng. Việc tổ chức cũng như là vận động các thành viên tham gia tập huấn tùy thuộc vào khả năng tài chính của Hội hoặc của Chi hội, có thể chúng ta thuê giảng viên là những chuyên viên giỏi về lãnh vực tin học và âm nhạc để tổ chức lớp học, họặc các chi hội có thể cử ngưởi hoặc các nhạc sĩ am hiểu chuyên môn tự nguyện lên kế hoạch xây dựng bài giảng sau đó truyền đạt hướng dẫn cho các thành viên trong chi hội mình và các chi hội bạn. Ngoài ra nếu có điều kiện Hội, và các Chi hội nên lập một trang thư viện lưu giữ các phần mềm làm nhạc như phần mềm thu âm, phần mềm viết nhạc, làm video clip và karaoke để các thành viên trong nhóm khi cần chỉ việc vào thư viên của Hội mở ra tải về một cách nhanh chóng, từ đó dể dàng xây dựng các clip ca nhạc theo như ý muốn.
"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”
Nhạc sĩ Đỗ Anh Tuấn, Chi hội 05- Hội Âm nhạc TP. HCM