Tết về nhớ món chè lam

Đông đã về được 1/3 chặng đường. Những ngày trời rét se sắt này được nhâm nhi miếng chè lam, uống cốc nước chè xanh bái vàng thì tuyệt vời.

Nhớ ngày còn bé, nhà tôi tuy nghèo nhưng tết nào mẹ tôi cũng chế biến nhiều thứ để dâng lên ông bà, tổ tiên. Mẹ nói: nhà mình không đủ tiền mua nhiều thịt cá, nên mẹ chế biến thêm mấy món truyền thống, nhìn mâm tết cho tươm tất. Trước dâng các cụ sau nữa cho con cháu chắt hưởng lộc.

che-lam-me-lam-1671968993.gif
Ảnh minh họa

Tôi thường quấn chân mẹ. Một lẻ tôi được mẹ chiều nhất nhà, thêm nữa tò mò xem mẹ làm thế nào.

Mẹ tôi người nhỏ thó, nhưng chịu khó. Gần đến tết, mọi việc cấy hái, đồng áng đã xong. Mẹ bảo tết này ngoài món bánh mật, mẹ làm thêm món chè lam.

Để có món chè lam ngon, gạo nếp cái hoa vàng được mẹ chọn kĩ, những hạt gạo hơi đen đầu mẹ nhặt bỏ ra. Mẹ chọn những bơ lạc đầy đặn, hạt béo mầu sáng, không dùng lạc nhân đã biến mầu. Gạo và lạc được mẹ răng nhỏ lửa để không bị cướp lửa. Khi gạo hơi vàng, có mùi thơm là mẹ đổ ra mẹt. Để nguội mẹ sảy lại rồi cho vào cối giã. Giã mẻ nào mẹ rây mẻ đó. Lọc lại còn tấm lại cho vào cối giã tiếp. Giã bằng cối chày tay.

Món lạc mẹ rang cũng cầu kì. Không cho cháy vỏ. Lửa bếp củi nhưng cứ để riu riu. Bao giờ thấy mùi thơm của lạc rang. Đổ vào miếng vải diềm nâu một lúc để bong vỏ. Lúc lạc bong vỏ là lạc đã nguội. Dùng tay chà xát cho lạc bong vỏ lụa rồi dùng mẹt sảy hết vỏ ngoài, cho vào cối giã 3,4 (tức là giã vỡ làm 3,4).

Công đoạn nấu chè lam của mẹ cũng đơn giản. Trước khi nấu mẹ đã chuẩn bị mấy cái ống nứa. Cưa mắt 2 đầu. Người gọt vỏ mấy củ gừng, thái mỏng và băm nhỏ để riêng. Bắc chảo lên bếp mẹ gọi tôi mang cho mẹ chai mật mía. Mật mía loại 1dùng chấm bánh chưng. Mật Thạch thành Thanh Hoá thì chuẩn ngon. Chảo đã khô mẹ cho hơn nửa chai mật vào. Cho mật sôi, lúc này lửa phải thật nhỏ để mật khỏi trào ra bếp. Nhanh tay mẹ bỏ nguyên liệu vào: gạo giã nhỏ, lạc và gừng.

Tay thoăn thoắt mẹ đánh tan đều nguyên liệu bằng đôi đũa cả. Khi các nguyên liệu trong chảo quyện vào với nhau (cho mật và SP sôi non tý). Tay cầm đủa cả đánh trong nồi đã nặng. Mẹ bảo được rồi. Chờ nguội bớt, mẹ dùng môi múc từng môi vào ống nứa (để nguội cho vào sẽ khó không đóng bánh)

Để ống nứa nguội hẳn, me dùng dao tách ống nứa để lấy thành phẩm. Còn ít bột gạo rang mịn mẹ lăn đi lăn lại.

Ngày nào thắp hương, mẹ lại cắt mấy khoanh dâng cùng với mâm cơm đạm bạc.

Ngày nay, người làm chè lam không dùng ống nứa mà họ đổ thành phẩm lên bàn cho dễ cắt miếng.

Tết sắp đến, xuân về lại nhớ đến món truyền thống, dân giả nhưng ngon miệng.

Chuyện Làng Quê

Phạm Nghị

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/tet-ve-nho-mon-che-lam-a17051.html