Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (Kỳ 2)

Sau đây, chúng tôi xin minh họa, chứng minh ở một số Thủ đô và nhiều nước đã làm. Ở một số nước đã hồi sinh một con sông để đánh thức hoạt động cho cả Thành phố.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua5-1659929243.jpg
Siêu công trình chống ngập lụt dưới lòng đất của Nhật Bản

NHẬT BẢN

ha-noi-ngap-lut-mua-mua6-1659929243.jpg
Bể chứa khổng lồ bên dưới Thủ đô Tokyo. Ảnh: NYTimes

Nhật Bản là nước có hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ ở Thủ đô Tokyo.Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm lớn nhất Thế giới.Ở Nhật Bản, người dân vẫn gọi là hệ thống chống ngập Kasukabe. Nó được xây dựng tại Tỉnh Saitama ở phía Bắc, là ngôi Đền Panthénol,là tấm bùa bảo vệ Thành phố tránh khỏi những trận lụt thảm khốc.Hệ thống này được xây dựng dưới lòng Thành phố Tokyo như một mê cung.Đường hầm hình thành bên cạnh các tuyến đường tàu điện ngầm và đường ống dẫn khí. Công trình trị giá tới 2 tỷ USD.Hệ thống bể ngầm đó có trữ lượng rất lớn, đủ chứa một tàu con thoi hay Tượng Nữ thần tự do.Khi nước lũ dâng lên ở bờ Sông Edo, ngôi đền chống ngập sẽ làm giảm dòng chảy của nó, nhờ đó mà các máy bơm có thể đẩy nước ra sông.
Dự án bắt đầunghiên cứu chính thức từ tháng 04 năm 1992, sau đó khởi côngvào tháng 03 năm 1993, cuối cùng đưa vào hoạt động từ tháng 06 năm 2006.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua7-1659929243.jpg
Một lối đi bên trong hệ thống đường hầm chứa nước mưa ở Tokyo.  Ảnh: NYTimes


 
Theo mô tả, hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70m, đường kính khoảng 30m.Tất cả các trục này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6,3km.
Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ.Bể chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 18m dưới lòng đất.
Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m³ nước/giây ra Sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua8-1659929243.jpg
Những trụ cột khổng lồ (khoảng 59 cột) tại Hệ thống chứa nước ngầm Tokyo

Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, vào tháng 8 năm 2008, một cơn mưa xối xả đã đổ xuống khu vực này.Lúc đó, nó đã giúp thoát 12.000m³ nước ra Sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong 25.000 bể bơi chuẩn 25m,nó có khả năng dự trữ lên tới 670.000m3.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua9-1659929243.jpg
 
ha-noi-ngap-lut-mua-mua10-1659929244.jpg
 

Các công trình dưới lòng đất này được thiết kế chống động đất và được bảo dưỡng định kỳ.Hệ thống này chạy tự động nên tiết kiệm chi phí nhân lực.Thường các nhân viên đến kiểm tra hệ thống một hoặc hai lần mỗi tuần. Trong mùa mưa lũ sẽ có nhân viên túc trực ở đây.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua11-1659929243.jpg
Sơ đồ Kênh xả nước Ngầm khu vực Đô thị (MAOUDC) tại Tokyo, Nhật Bản. Đồ họa: New Economy

Hệ thống đã gây sự chú ý mạnh mẽ trên toàn Thế giới và đã được chuyên gia từ nhiều Quốc gia tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua12-1659929243.jpg
Sơ đồ điều tiết nước từ các con sông để chống ngập cho Tokyo- Đồ họa: Tấn Đạt
(Mô hình khác của bể nước điều tiết dưới lòng đất số 7 chống ngập Sông Kanda)

MALAYSIA
Giải pháp chống ngập úng bằng đường hầm SMART
Không chỉ ở Thủ đô Tokyo Nhật Bản mà tại Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cũng có đường ngầmStormwater Management and Road Tunnel (SMART).
Đường hầm giao thông và điều tiết lũ SMART được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2007, với tổng kinh phí gần 700 triệu USD.Từ khi SMART đi vào hoạt động,Thủ đô Kuala Lumpur đã thoát khỏi cảnh ngập lụt.
Theo thiết kế, đường hầm SMART có chiều cao 13,2m, bao gồm 2 tầng cho giao thông và 1 tầng dành cho thoát nước. Mục đích chính của SMART là để giải quyết vấn đề lũ quét tại Kuala Lumpur và cũng để làm giảm ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua14-1659929244.png
 

Đường hầm SMART có hai mục tiêu chính.Thứ nhất là bắt đầu từ Hồ Kampung Berembang và kết thúc ở Hồ Taman Desa, nước lũ sẽ được chuyển ra khỏi nơi hợp lưu của hai con sông lớn và chạy qua trung tâm của Kuala Lumpur. Mục tiêu thứ hai nó sẽ là đường hầm lớn dẫn nước lụt từ phía Bắc Sông Sungai Klang tới dòng Sungai Kerayong, trong đó 4km gồm hai làn đường xa lộ giải quyết vấn đề giao thông cho cửa ngõ phía Nam của Thành phố.
Hệ thống SMART hoạt động theo nguyên tắc ba chế độ dựa vào lưu lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua15-1659929244.png
 


Chế độ thứ nhất, trong điều kiện bình thường, khi lượng mưa ít hoặc không có mưa, đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông và đường hầm giao thoát nước mưa được đóng lại.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua16-1659929244.png
 
 

Chế độ thứ hai, trong điều kiện lượng mưa ở mức trung bình, hệ thống SMART được kích hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ này vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua17-1659929381.png
 

Chế độ thứ ba, là khi có bão lũ các trạm giám sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa xa lộ, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa. Khi hết bão lũ, SMART sẽ mở cửa lại trong vòng 48 giờ.

SINGAPORE

ha-noi-ngap-lut-mua-mua18-1659930033.jpg
Mạng lưới kênh đào, cống rãnh & nắp ganivo thoát nước rộng khắp Singapore

Singaporevới hệ thống thoát nước hiện đại có nhiều nắp Ganivô. Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước và đã thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước từ năm 1972 với tên gọi là Cục Quản lý nước Singapore (PUB).

ha-noi-ngap-lut-mua-mua19-1659930033.jpg
Một đường cống thoát nước đang được thi công tại đường phố Singapore

Lịch sử có ghi lại những đợt ngập lụt lớn ở Singapore vào thập niên 1950, 1960 và nhà chức trách đã tiến hành các Dự án chống lụt ở các vùng ở trung tâm, Đông Bắc và Tây Nam và mở rộng mạng lưới thoát nước. Tính từ năm 1973, Chính phủ quốc đảo này đã chi khoảng 2 tỷ USD để xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước. Đến nay, diện tích có nguy cơ ngập lụt ở Singapore đã giảm từ 3.200 ha trong những năm 70 xuống còn 56 ha. Tuy nhiên, trong trường hợp mưa to kéo dài bất thường thì một số nơi ở vẫn bị ngập, song thường không ngập lâu.
Trước đó, người dân Singapore đã sống dựa trên nguồn nước từ 3 hồ chứa và chủ yếu nhập khẩu từ láng giềng Malaysia.Nhưng ngày nay, Singapore thu thập nước mưa thông qua một mạng lưới đường ống dài 8.000 km, dẫn về 17 hồ chứa, đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60m dưới mặt đất (DTSS).
Hệ thống kênh đào với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước có chiều dài tổng cộng 1.000 km cùng với mạng lưới cống dài 8.000 km đã giúp Singapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triềucường và trời mưa lớn trong những năm qua.
Điều thú vị là mạng lưới kênh đào và cống dẫn nước của Singapore được hình thành rộng khắp như trên lại là kết quả của những giải pháp về sức khỏe cộng đồng.Trong những năm đầu của Thế kỷ XX, bệnh sốt rét tràn lan đã khiến chính quyền sở tại xây dựng một hệ thống thoát nước, không cho muỗi Anopheles sinh sôi ở các vùng nước tù đọng.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua20-1659930033.jpg
Hồ và đập chắn nước Marina tại Singapore. Ảnh: Wiki

Đáng chú ý nhất trong hệ thống hồ chứa chống ngập lụt này là hồ và đập chắn nước Marina. Công trình này được xây dựng với tổng chi phí lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước lớn nhất tại Singapore. Không chỉ có hồ chứa nước, công trình này còn đi kèm với đập chắn nước nhằm ngăn chặn nước biển xâm nhập, giúp dự trữ nước ngọt cho toàn Thành phố.

(Còn nữa).

Thạc sĩ, kỹ sư Hoàng Ngọc Quỳ

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/giai-phap-duy-nhat-de-ha-noi-thoat-khoi-ngap-lut-khi-mua-mua-bao-den-ky-2-a14537.html