Phát triển sản phẩm OCOP bền vững gắn với bảo tồn làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội

Định hướng thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục khảo sát lựa chọn các địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu; các trạm, điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ; các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; các khu vực làng nghề truyền thống.

Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM Hà Nội cho biết, tại các làng nghề truyền thống, việc cập nhật theo thị trường luôn phải dựa trên những giá trị văn hóa đã được gây dựng từ trước. Bên cạnh việc người tiêu dùng sử dụng hiệu quả công năng của sản phẩm, thì việc lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống cũng vô cùng quan trọng. Những mục tiêu và lợi ích của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại đã giúp cho các làng nghề truyền thống có thêm động lực để phát triển những sản phẩm chất lượng cao. Qua đó, không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng. Thời gian tới, các sản phẩm làng nghề có thể xuất hiện đa dạng với nhiều mẫu mã hiện đại, thích ứng với nhu cầu thị trường, tuy nhiên "cốt lõi" bên trong vẫn phải gắn với đặc trưng của làng nghề truyền thống.

Theo kế hoạch, căn cứ tình hình thực tế, trong năm nay, thành phố sẽ phát triển tối thiểu 30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, đồng thời tổ chức thành công lễ khai trương, quảng bá điểm OCOP. Cùng với đó, triển khai xây dựng tối thiểu 1 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các huyện, thị xã. Vừa qua TP Hà Nội đã tổ chức thành công các tuần lễ quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện như: Chương Mỹ, Thanh Trì, Hoài Đức; Bắc Từ Liêm…Những sự kiện đó, đã góp phần quảng bá, tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử kết tinh trong từng sản phẩm của Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước hòa quyện vào văn hóa của người Tràng An để người tiêu dùng Thủ đô thưởng ngoạn và kết nối, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn, nhằm thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân theo hướng đi vào chiều sâu và thực chất đã được Chính phủ và thành phố Hà Nội đề ra.

bttt4781-1671459219.jpg
Không gian trưng bày sản phẩm OCOP của Hà Nội tại nhiều sự kiện

Các đại biểu thăm quan Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn quận Đống Đa

Định hướng thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục khảo sát lựa chọn các địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu; các trạm, điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ; các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; các khu vực làng nghề truyền thống; các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, cấp xã, các điểm công nghiệp; các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm…

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM Hà Nội: ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình, Thành phố đã xác định rõ phải gắn Chương trình “xây dựng mỗi xã một sản phẩm” với việc xây dựng NTM. Thành ủy, UBND Thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp- phát triển nông thôn tiến hành khảo sát thực tế tại các quận huyện, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai. Theo 6 nhóm tiêu chí đánh giá, Hà Nội là địa phương có dư địa để phát triển sản phẩm OCOP vì trên địa bàn toàn thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống cả nước.  Hơn 1.000 hợp tác xã, 160 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 140 mô hình chuỗi liên kết và có trên 9.900 sản phẩm nông sản đã được cấp mã QR Code. 

gom-28720-1670664004.jpg

Sản phẩm OCOP Hà Nội gắn với yếu tố làng nghề thường phát triển bền vững

Phân tích về cơ cấu các sản phẩm OCOP của Hà Nội, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM Hà Nội đã chỉ rõ mối liên hệ giữa sàn phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Hà Nội hiện có 595 sản phẩm của 171 chủ thể tại 26 quận, huyện, thị xã đã được đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND thành phố quyết định công nhận, trong đó có 367 sản phẩm đạt 4 sao, 228 sản phẩm đạt 3 sao. Như vậy, lũy kế đến nay (2019-2021), TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đánh giá, phân hạng); 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Giai đoạn 2022 - 2025, TP sẽ tập trung xây dựng thí điểm các mô hình, gồm: Du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện: Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây.

vv123-1671458524.jpg
Hà Nội quan tâm tới nhiều kênh phân phối sản phẩm OCOP

Vì thế việc đẩy mạnh phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề luôn được chú trọng. Hà Nội đã và đang xây dựng Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại TP Hà Nội. Đề án nhằm tạo điều kiện phát triển ươm mầm tài năng thiết kế sáng tạo hình ảnh, con người sản vật của Việt Nam với Thế giới. Cụ thể ngày 29/12/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 526/TTr – SNN trình UBND TP phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại TP Hà Nội.