Người Anh hùng Liên Xô đầu tiên treo lá cờ chiến thắng trên thành phố Berlin

Vân Mai Mai (Theo Pravda).

09/05/2023 10:49

Theo dõi trên

Mikhail Petrovich Minin là người lính Nga Xô Viết đầu tiên đánh vào tòa nhà Reichstag ngày 30 tháng 4 năm 1945, trong trận chiến Berlin, và cũng là người lính Nga Xô Viết đầu tiên cắm lá cờ đỏ trên nóc tòa nhà Reichstag vào hồi 10 giờ 40 tối cùng ngày.

Trong bức ảnh, chụp phía trên là một người lính Georgia tên là Meliton Kantaria, đang treo lá cờ búa liềm bay trên nóc tòa nhà Reichstag, đây là một bức ảnh được chụp hai ngày sau đó – vào ngày 2 tháng 5 năm 1945. Hai ngày trước đó, Minin và trung đội của ông đã đánh chiếm được tòa nhà Reichstag và đã treo được lá cờ đỏ ngay lên nóc tòa nhà này, nhưng sự kiện này không có một tấm hình nào được chụp lại.

b2asq2-1683603809.jpg
 

Mikhail Minin sinh ngày 22 tháng 7 năm 1922, tại làng Vanino, ở ngoại ô thành phố Pskov miền bắc nước Nga. Vào tháng 6 năm 1941, ông tình nguyện gia nhập Hồng quân Liên Xô để ra mặt trận chiến đấu chống lại phát xít Đức. Ông đã tham gia các trận đánh giải phóng thành phố Leningrad. Ngay sau đó, ông tiếp tục lên đường từ mặt trận Leningrad tiến thẳng đến Berlin.

Khi quân đội Xô Viết công phá mãnh liệt vào Reichstag ở Berlin vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, Minin đã xông phá vào tòa nhà và trở thành người lính Nga đầu tiên kéo lá cờ đỏ lên nóc tòa nhà Reichstag. Tháng 5 năm 1945, Minin được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, để dành cho chiến công và những hành động anh dũng trong chiến đấu của ông trong chiến trận. Bức ảnh nổi tiếng hiện nay không chụp Minin, mà chụp một người lính Georgia đang kéo cở đỏ búa liềm là không đúng với sự kiện thực tế đã xảy ra đầu tiên.

Trong trận chiến này, đại nguyên soái Josef Stalin đã thúc giục binh sĩ của ông, phải treo bằng được lá cờ Liên Xô lên nóc tòa nhà Reichstag không được chậm hơn ngày 1 tháng 5 năm 1945. Lúc này, các sĩ quan của Minin đã ra lệnh cho binh lính của mình rằng, cần phải treo bất kỳ một mảnh vải đỏ nào đó lên nóc tòa nhà, và đó sẽ là biểu tượng của trận đánh đã giành được thắng lợi.

Minin nguyên là một trong 5 chiến sĩ cùng một trung đội, họ mang theo một lá cờ đỏ và cố gắng đánh thẳng vào tòa nhà. Họ đã tìm ra được hầu hết tất cả các cánh cửa của tòa nhà, chúng đều bị lấp lại bằng bê tông, và họ cũng tìm ra được một cánh cửa bị khóa chặt. Một chiến sĩ trong nhóm nhớ lại, mọi người ngay lúc này đã nhìn thấy một khúc cây nằm gần đó. Các chiến sĩ đã vác khúc cây đó, và dùng sức để đập vỡ cánh cửa bị khóa. Khi họ vừa mới vào được đến bên trong, thì bọn lính Đức ở đây thỉnh thoảng lại bắn ra từng đợt. Các chiến sĩ Hồng quân đã dùng sử dụng súng máy để đáp trả lại quân địch, sau đó họ quyết định chạy lên bậc cầu thang và tiến lên nóc nhà. Ngay lập tức, họ quyết định treo lá cờ lên bức tượng Germania lớn trước lối vào. Nhưng lúc đầu, họ đã không thể treo được lá cờ lên vị trí thuận tiện nhất. Về sau, có một người đã chú ý thấy, tượng người ngồi trên pho tượng có đội chiếc vương miện. Họ liền trèo lên pho tượng, và cài chiếc cột bằng sắt mang theo lá cờ vào phía trong chiếc vương miện. Sau đó, họ đã dùng tất cả thắt lưng của mình để cột chặt cán cờ vào đúng vị trí đó.

Minin được công nhận công lao của mình, nhưng không được chính thức trao tặng phần thưởng. Do khi đó, không có một bức ảnh nào được chụp lại về hình ảnh lá cờ đã được treo lên vào hồi 10 tối ngày hôm đó, những bức ảnh khác lại chụp lại được những thời điểm xảy ra về sau, một trong những tấm hình đó như ở phía trên bài viết này, về sau đã trở thành bức ảnh nổi tiếng nhất.

Khi cuộc chiến tranh Ái Quốc Vĩ Đại kết thúc, Minin vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội. Vào năm 1959, ông tốt nghiệp học viện quân sự và tham gia vào lực lượng mục đích chiến lược đặc biệt. Minin đã chuyển đến Pskov vào năm 1977 và quyết định ở lại đây cho đến khi ông mất vào ngày 10 tháng giêng năm 2008, và ông được an táng ngay tại thành phố Pskov.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Người Anh hùng Liên Xô đầu tiên treo lá cờ chiến thắng trên thành phố Berlin" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn