Khát khao làm mẹ

Thế Thanh

03/06/2022 11:05

Theo dõi trên

Tiếng hét cứ thế yếu dần, khi có sự giúp đỡ của bà con anh em. Cô nằm vật như con lợn chết chương tơi tả, phình bụng thở hổn hển. Trẻ con vì tính tò mò mà nhìn lén qua vách đất thủng lỗ chỗ.

hoa-thien-dieu-1654229044.jpg
 

 

Cô la hét thật kinh sợ, rúng động cả khu xóm nhỏ, đang le lói ánh đèn dầu. Mọi người tới xem, những tiếng hét kinh hãi sùi bọt mép, thở phì phò như con bò, quần áo giật tứ tung quằn quại. Cô năm ấy 20 tuổi, cái tuổi thanh xuân đẹp nhất của người phụ nữ, vậy mà cô bị điên dại. Không hiểu vì sao, nghe dân làng kể, nhà cô sống trên mảnh đất mồ mả nhiều vô kể. Mẹ bay…. Mẹ bay …. Lời cô chửi ghê rợn.

Tiếng hét cứ thế yếu dần, khi có sự giúp đỡ của bà con anh em. Cô nằm vật như con lợn chết chương tơi tả, phình bụng thở hổn hển. Trẻ con vì tính tò mò mà nhìn lén qua vách đất thủng lỗ chỗ.

Cứ thế nhiều ngày nhiều tháng hàng năm cô điên dại mấy bận là xóm làng nháo nhác dù đã quen nhưng hư cấu những câu chuyện mê tín làm ai cũng hoảng hồn. Thêm vùng quê nghèo tối đen mù mịt bụi rậm um tùm, lũy tre cao ngút có nhiều “ con ranh “, hãi lắm.

Rồi cũng như cơn mưa trút hạt. Cũng có lúc tạnh ráo. Năm 22 tuổi cô đi làm ăn xa theo gia đình anh em, lên vùng miền núi Quan Sơn Ba Thước của Thanh Hoá đi làm thuê. Chẳng biết làm gì nhưng khi về vác cái bụng to đùng. Đến lạ, cô đã không điên. Cứ thế về sống quây quần bên anh em và người cha, còn mẹ cô đã mất khi còn trẻ. Xung quanh nhà hàng rào là mớ cây cà cậy, dứa dại, cây bông, cây vông… toàn những cây gắn liền ma quỷ rợn tóc gáy. Xa xa phía sau là bãi tha ma bên dòng sông mênh mông cánh đồng. Đêm tối không biết có thể đi ra ngoài để đi vệ sinh hay không nữa. Rồi bố cô mất mình cô trong căn nhà xập xệ. Đói khát miền quê quảng xương đã thành tiếng. Bữa đói bữa no, con cá con tôm rau cháo qua ngày rất vất vả cùng cực. Thiên tai ngập lụt, bão lũ, mưa nắng thất thường. Anh em lớn lên có gia đình riêng lại nghèo khổ nên thân ai người ấy lo. Cô vò võ nuôi con trong bụng bằng cơm độn khoai thuần khiết.

Rồi cô cũng sinh ra cậu bé trắng trẻo đẹp như thiên thần. Ai cũng thích nhưng vẫn còn kì thị người chữa hoang, vì tế nhị nên xa lánh. Có vài người quen thân thiết giúp đỡ bữa cháo bữa cơm. Cô từ đó vui hơn trong căn nhà hoang thụt lùi cuối góc vườn um tùm, xung quanh chậu sành, nồi đất sứt mẻ vỡ bung bét. Cuộc sống đi đôi với xã hội Việt Nam lúc đó gần như cái đói cái nghèo khắp nơi. Con cô lớn lên bình thường, khỏe mạnh tự nhiên là đằng khác. Như mọi người vẫn hay nói “ trời sinh trời dưỡng”. Ngày cô đi mò cua bắt ốc đổi gạo, đổi cá… ngày qua ngày tự nhiên bệnh điên dại mất hẳn. Có điều vì khó khăn quá mà cô thường không được mọi người gần gũi. Mẹ con cứ thui thủi nuôi nhau. Khi điện đã sáng khắp nơi thì nhà cô vẫn đèn dầu, vẫn chui qua bờ rào vào xem trộm tivi ngày đó bộ phim “ Nhà giàu cũng khóc” đang rất được ưu thích.

Nhà nước đã công nghiệp hoá hiện đại hóa, nông nghiệp nhộn nhịp máy cắt máy cày... nên ai ai cũng vui mừng, nhà nông đỡ vất vả. Mặc cho tiếng xì xào bàn tán, mặc cho cuộc sống với một cái bóng đèn sáng duy nhất. Cô vẫn nuôi con ăn học. Dẫu cả năm con có một bộ quần áo mặc đi học trên người. Còn ở nhà dù đã lớp 3 vẫn quần thủng đít, xe đạp không phanh, hai mẹ con đèo nhau khắp nơi.

Cứ thế mỗi ngày cuộc sống tốt hơn, bê tông hoá đường xá đã không còn sỏi đá, làng xóm nhà cao cửa đẹp, nhà bằng nhà ngói mọc lên đỏ chói. Không như dạo xưa. Cả làng có một căn nhà ngói cũ mèm. Còn đâu nhà tranh vách đất không đếm xuể. Mọi người ra Bắc vào Nam làm ăn cuộc sống xe máy tivi mầu, đầu đĩa … ca hát khắp nơi. Nhưng nhà cô vẫn chỉ là đầy đủ điện sáng. Mọi người cắm cơm điện, bếp ga. Cô vẫn bếp rác khói bay nghi ngút, nhà cửa sân vườn bết bát tí hồ nham nhở khắp nơi. Mái lợp kè chỉ có lá mới, mà nhà vẫn thế.

Rồi cô lại đi làm ăn xa. Và trở về lại bụng to. Sinh ra một bé gái kháu khỉnh, không chồng, nhưng như cô cũng bao gia đình mơ ước mà chưa được, có nếp có tẻ, khỏe mạnh chẳng ốm đau. Nếu câu chuyện vẫn chỉ có thế thì cũng chẳng có gì để kể. Nhưng rồi khi cuộc sống đã tạm ổn định. Có người mới dám hỏi vì vẫn sợ cô trước kia bị điên mà chửi cho  thì xấu hổ. Nên thân lắm mới hỏi: “bố bọn trẻ là ai khác nhau à!” Cô cười vui như không có chuyện gì, liền nói:

- bố bọn trẻ người trên Yên Cát có gia đình rồi. Thích thì kiếm đứa về nuôi.

Cô bạn cười bảo:

- giỏi thế !

Cô vẫn vui vẻ kể:

- giỏi chứ, lần lên kiếm con bé này, bảo lão ấy thế thôi.

- mà cũng chỉ muốn có con với lão dù biết lão có gia đình. Nhưng lão làm tao thích hồi xưa. Tao không cần gì cần có đứa con là xong về luôn. Cười sảng khoái.

Cô bạn phục sự đơn giản mà hồn nhiên. Như chẳng có vướng mắc hay phụ thuộc gì. Cũng cười theo rồi chuyện Nam Bắc Đông Tây, có điều chưa bao giờ thấy lão xuống đây. Cô cũng chẳng buồn, ngược lại vô tư.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, năm nay 2022 đường phố xóm làng đã cực kì khang trang. Đường làng đã to và bao quanh tường hoa khắp thôn xóm đẹp như đô thị, khắp nơi nhà cao tầng, khu công nghiệp, xe máy, xe hơi tấp nập đua chen. Cô đã không còn phải vất vả thâu đêm đánh dặm cáy. Con trai đầu dù học đến lớp 9, thương mẹ đi làm ăn xa về xây cho mẹ cái nhà, sửa sang vườn rau, lấy vợ đẹp hiền ngoan. Em gái học cấp 2 vui vẻ, mặc quần áo phẳng phiu tới trường. Cuộc sống hiện đại hoá cũng chẳng còn cảnh ngồi ngoài sân ngủ gật xem phim. Trên khuôn mặt cô vẫn luôn hiện hữu lạc quan niềm tin yêu vào cuộc sống. Không đặt nặng vấn đề, chỉ mong sao nuôi con khôn lớn khỏe mạnh.

Qua câu chuyện rất đời thường của cô, mới thấy được nét đôn hậu người dân quê lam lũ. Không ước vọng cao sang. Chỉ cần có mong ước bình thường như bao người khác. Dù cho người đời có nhìn mình thế nào. Cô như vậy thôi, nhưng sự lớn lao trời biển vượt qua mọi khó khăn để sinh con và chăm con. Đã làm cho cuộc sống tươi đẹp biết bao, khung cảnh làng quê càng mặn mà đắm say biết nhường nào. Mùi thơm xa ngái, những câu chuyện làng giản dị mà thấm đậm tình người, luôn là niềm hạnh phúc của những đứa con đi xa để trở về.

 

Đêm muộn 4/6/2022 - TT

Chuyện làng quê

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Khát khao làm mẹ" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn