Những Nhà văn nổi tiếng thế giới sinh năm Mão

Trên hành tinh chúng ta từ xưa đến nay đã có vô số nhà văn, nhà thơ nhưng trong bài này người viết chỉ nêu danh những nhà nhà văn nổi tiếng thế giới sinh vào năm Mão:

b1-robert-burns-1674655901.jpg

Burns Robert (ảnh trên): Nhà thơ Scotland, Anh Quốc, sinh năm Kỷ Mão (1759). Thơ ông ca ngợi quê hương đất nước. Điển hình là tập Thơ chủ yếu viết bằng thổ ngữ Scotland (Poems Chiefly Written in the Scottish Dialect, 1786). Nhiều bài thơ mang tính châm biếm: Tối thư bảy dưới mái nhà tranh (The Cotter’s Saturday Night, 1795)...Tập thơ hay nhất cuối cùng của BurnsTam o Shanter. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài hơn bất cứ nhà thơ nào của nước Anh, trừ Shakespeare. Ông mất 1796.

b2-friedrich-schiller-1674656343.jpg

Johann Chrishtoph Friedrich Schieller (ảnh trên): Nhà thơ, kịch gia Đức, sinh năm Kỷ Mão (1759) tại Warbach, Wurtenburg. Năm 22 tuổi, ông viết vở kịch đầu tay Những tên cướp (1781) và vở Bão táp và hưng phấn(Sturm und Drang). Để tả cuộc đấu tranh của một thành phố Italia ở thế kỷ XVI, ông viết vở Bi kịch cộng hoà hay cuộc nổiloạn của Fisco ở Genur (Die Verschwoerung  der Fisco zu Genur, 1783). Đặc biệt vở Âm mưu và tình yêu (Kabale und Liebe, 1784), lên án các Tiểu Vương quốc Đức thối nát và chà đạp lên những giá trị sơ đẳng của con người. Năm 1785, ông hoàn thành vở Don Carlos(1787). Trong thời gian ông dạy ở Trường Đại học Jena, ông đã viết bộ kịch lịch sử gồm 3 vở Valenstein(1798 – 1799). Để dáp ứng nguyện vọng của dân Đức đòi độc lập ông viết các vở: Chiếc găng tay; Chiến đấu lại rồng; Tiếng chuông; Marie Stuart và Thiếu nữ thành Orleans. Schiller là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng: Người lặn (1797); Bầy hạc theo Ibycos (1797)... Ông la bạn thân của Đại thi hào Goethe. Ông mất năm 1805.

b3-irving-washington-1674656501.jpg

Irving Washington (ảnh trên): Nhà văn Mỹ, sinh năm Quý Mão (1783), tại Manhattan, New York. Ông vốn là luật sư, nhưng rất say mê văn chương, ông bỏ nghề luật sư. Năm 1809, ông viết cuốn sách châm biếm đầu tiên, nhan đế: Lịch sử New York cho đến triều đại knickerbocker (Knickerbocker’s History of New York). Năm 1818, ông sang Anh. Tại đây ông hoàn thành Tập phác thảo của Geoffrey Crayon (The sketch book of Geoffrey Crayon). Trong tập sách này có hai sáng tác quan trọng là truyện Rij Van Wimkle và truyện Truyền thuyết về thung lũng ngủ yên (Legend of Sleepy Hollow). Năm 1826, ông làm việc cho Toà Lãnh sự Mỹ ở Tây Ban Nha. Tại đây ông viết các cuốn:Lịch sử cuộc đời  và các chuyến đi của Christopher Columbus (History of the Life  and Voyages of Christopher Columbus, 1828); Cuộc chinh phục thành Granada (The Conquest of Granada, 1829)... Tác phẩm cuối cùng của ông là bộ tiểu thuyết 5 tậpCuộc đời củ(a George Washington (Life of G. Washington 1855 - 1859). Ông mất năm 1859.

b4-stendhal-1674656641.jpg

Stendhal (Ảnh trên): Tên thật Henri Beyle, sinh năm Quý Mão (1783), tại Grenoble. Pháp. Năm 1799, ông gia nhập quân đội. Năm 1814, đế chế Napoléon sụp đổ , Stendhal rời Pháp sang Milan, Italia. Tại đây ông xuất bản những tiểu luận nghiên cứu nghệ thuật như: Cuộc đời của Haydn, Mozart và Metastasio (1814); Lịch sử hội hoạ Italia (1817); Roma; Naple; Florence(1817). Năm 1822, viết khảo luận tâm lý Về tình yêu (De l’Amour, 1822). Năm sau ông cho xuất bản Racine, Shakespeare. Năm 1827, Stendhal viết cuốn tiểu thuyết Armance. Và một số truyện vừa Vanina Vanini (1829). Ông nổi tiếng với cuốn Đỏ đen (Le Rouge et le Noir, 1830). Cuốn tiểu thuyết cuối cùng  Lucien Lenowen, nói về số phận của một thanh niên tư sản dưới thời quân chủ. Ông còn có cuốn tự truyện Cuộc đời Henri Bruly. Ông mất năm 1842.

b5-john-keats-1674656820.jpg

John Keats (ảnh trên):  Nhà thơ Anh, sinh năm Ất Mão (1795), tại London. Ông làm nghề y, nhưng ham mê văn học. Năm 1816, ông được sự khuyến khích của nhà thơ Leigh Hunt, ông bỏ nghề y, bắt đầu sáng tác thơ. Năm 1817, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, nhưng chưa được công chúng chú ý lắm. Cùng năm đó ông viết Bản trường ca Endymion, lại bị báo chí phê phán. Năm 1820, tập thơ thứ 3 của ông ra đời, được công chúng đón nhận hào hứng. Ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học thế giới. Ông mất lúc mới 26 tuổi, năm 1821, vì bị bệnh lao.

b6-hw-longfellow-1674657327.jpg

Henry Wadsworth Longfellow (ảnh trên): Nhà thơ Mỹ, sinh năm Đinh Mão (1907) tại Tp. Porland. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bowdoin, ông được giữ lại trường, giảng dạy văn chương và ngoại ngữ. Từ 1837 – 1854, ông là giáo sư Trường Đại học Harvard. Tại đây, ông giành thời gian viết tiểu luận, kịch, bút ký và tiểu thuyết. Trong đó đáng chú ý nhất tập thơ: Những tiếng nói của đêm (The voice of the Night, 1838); Balat và các bài thơ khác (1842); Thơ ca về cảnh đời nô lệ (1842)’ Evangeline, 1847; Những con chim bay qua (1858); Chuyện trong quán trọ bên đường (1863). Đặc biệt tác phẩm khiến ông nổi tiếng thế giới  là tập truyện thơ Bài ca về Hiawatha (The song of Hiawatha). Ông mất năm 1882.

b7-george-eliot-1674657439.jpg

George Eliot (ảnh trên): Nữ thi sỹ, văn sỹ người Anh, tên thật là Mary Ann Evans, sinh năm Kỷ Mão (1819). Eliot bắt đầu sáng tác vào thời Nữ hoàng Victorria. Tác phẩm đầu tay của bà là Adam Bede. Tác phẩm được xem tuyệt tác của Eliot là Côi xay trên sông (The Millon the Floss. 1860). Bà để lại cho đời một kiệt tác Vùng tranh chấp (Middlemarch,1871), miêu tả một số người sống trong một thị trấn nhỏ bao gồm địa chủ, mục sư và những người lao động. Bà mất 1880.

b8-gottfried-keller-1674658732.jpg

Gottfried Keller (ảnh trên): Ông học hội hoạ, sau chuyển sang học đại học văn, sử, triết ở Heidenberg, Đức. Năm 1855, ông cho ra mắt cuốn tiểu thuyết  Chàng Heinrich xanh xao. Ông được coi là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất với các tập Những người Selwyla (1856) và truyện Romeo và Juliet nơi thôn dã; Ba người làm lược chân chính; Quần áo làm nền con người ta; Truyện Zurich. Tập truyện ngắn cuối cùng của ông Bài thơ phóng thích (1882). Ông có tập Thơ (1846) và  Những bài thơ mới mẻ hơn (1851). Ông mất năm 1890.

b9-herman-melville-1674658582.jpg

Herman Melville (ảnh trên): Nhà văn Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1819) tại New York. Cha mất sớm, ông phải làm việc trên tàu săn cá voi ở Nam Thái Bình Dương. Sau những chuyến đi đầy phiêu lưu, vất vả, ông trở lại nước Mỹ. Tại đây ông cho xuất bản hai tập tiểu thuyết, với những truyện vừa thực vừa hưcấu. Đó là Typee (1846); Omoo (1847), mô tả đời sông thổ dân ở những đảo miền Nam Thái Bình Dương, nơi ông từng trú ngụ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Moby Dick hay con cá voitrắng (Moby Dick ỏ the White Whale, 1851). Cuối đời ông cho  xuất bản nhiều tập thơ và một cuốn tiểu thuyết tựa đề Billy Budd. Ông mất năm 1891.

b10-james-russell-lowell-1674658438.jpg

James Russell Lowell (ảnh trên): Nhà thơ, tiểu thuyết gia Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1819) tại Cambridge, Massachusetts. Sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard, ông tiếp tục học luật. Ra trường hành nghề luật sư và bắt đầu làm thơ. Năm 1844, tập thơ đầu tay ra đời. Trong thời gian nội chiến Nam Bắc Mỹ. ông cho in các tác phẩm:Ảo mộng của ngài Launfal; Truyện ngụ ngôn cho những nhà phê bình và phần đầu tập thơ The Biglow Papers. Sau đó in tiếp phần hai tập thơ Biglow Papers.Ông mất năm 1891.

b11-whitman-walt-1674658318.jpg

Walt Whitman (ảnh trên):  Nhà thơ Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1819) tại West Hills, thuộc Long Island.Năm 1855, ông xuất bản tập thơ đầu tiên tựa đê: Lá cỏ( Leaves of Grass) và được tái bảnnhiều lần. Năm 1865cho ra tập thơ Tiếng trống (Drum Taps), phản ảnh cuộc nội chiến. Năm 1871, ra mắt tập văn xuôi Viễn cảnh dân chủ (Democratic vistas), nói lên sự thất vọng của nhà thơ về nền dân chủ Mỹ. Ông mất năm 1892, cùng năm đó Tập văn xuôi (Complete Prose) cũng được ấn hành.

b12-helen-hunt-jackson-1-1674658176.jpg

Helen Hunt Jachson (ảnh trên): Nữ văn sỹ Mỹ, tên thật Helen Fiske, bút danh là HH (Helen Hunt), sinh năm Ất Mão (1855), tại Tp. Amherst, Massachusetts. Bà được công chúng yêu văn học chú ý qua tập Thơ HH, được Emerson và T. W. Higginson hết lời ngợi ca. Bà viết hai tập tiểu thuyết được bạn đọc hoan nghênh Sự lựa chọn của Mercy Philbrik (Mercy Philbrik’s Choise) và Câu chuyện kỳ lạ của Hetty (Hetty’s Strange History). Trong thời gian bà được cử làm đặc phái viên điều tra đời sống người da đỏ, bà đã viết cuốn Một thế kỷ mất danh dự (A Century of Dishonor) và Ramona được công luận ngợi ca. Bà mất năm 1885.

b13-henry-james-1674657952.jpg

Henry James (ảnh trên): Tiểu thuyết gia Mỹ, sinh năm Quý Mão (1843) tại New York. Ông viết khoảng 20 cuốn tiểu thuyết và trên 100 truyện ngắn. Các nhân vật tiểu thuyết của ông giống đời thường. Trong các truyện ngắn thỉnh thoảng ông miêu tả những biến cố siêu nhiên. Cuốn tiểu thuyết Roderick Hudson (1876), kể về sự thành công và thất bại của một nhà điêu khắc. Cuốn Điều gì Maisie đã biết (What Maisie knew), tác phẩm Người Mỹ  (The American, 1877) và Chân dung một người đàn bà (Portrait of a Lady, 1881), vạch rõ ảnh hưởng văn hoá châu Âu đến cách nghĩ của người Mỹ.

Nhưng James nổi tiếng nhất là nhờ những cuốn Áp lực( The Turn of the Screw, 1898); Cánh chim câu ( The Wings of the Dove, 1902) Những vị đại sứ (The Ambassador, 1904) vàBát vàng (The Golden Bowl, 1904). Ông qua đời năm 1916.

b14-arnold-bennett-1674657863.jpg

Arnold Bennett (ảnh trên): Nhà văn Anh, sinh năm Đinh Mão (1867), tại Five Towns, Tp. Hanley, tỉnh North Staffordshire. Ông học luật, ra trường hành nghề luật sư. Năm 1893, ông bỏ nghề luật sư, theo nghiệp văn chương. Năm 1930, ông viết cuốn truyện  Cung điện Hoàng gia (Imperial Palace). Đặc biệt các tác phẩm: Nàng Anna, 1901; Khách sạn lớn Babylon,1902; Truyện các bà già (The old wive’s Tale, 1908); Clayhanger, 1910, được công luận đánh giá cao. Ngoài ra ông còn viết truyện ngắn, kịch. Ông mất năm 1931.

b15-john-galsworthy-1674657716.jpg
John Galsworthy (ảnh trên): Nhà văn Anh, sinh năm Đinh Mão (1867). Ông học luật, nhưng chỉ hành nghề một vài năm rồi bỏ. Năm 28 tuổi, ông bắt đầu viết kịch, tiểu thuyết. Ông là người sáng lập Hội Văn bút Quốc tế (Pen Club). Năm 1899, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên Jocelyne. Galsworthy nổi tiếng thế giới qua bộ tiểu thuyết  Truyện gia đình Forsyte (The Forsyte saga, 1922). Bộ Hài kịch hiện đại (A modern Comedy, 1928), mô tả sự đổ nát của giai cấp tư sản sau thế chiến thứ nhất. Đặc biệt bộ Niên biểu họ Cherrell (Cherrell Chronicle), gồm 3 tập:  Cô gái đợi chờ (Maid in waiting, 1931); Vùng hoang vu nở hoa (Flowering wilderness, 1932) và Trên sông (Over the Rever, 1933), nói về sự tan vở các lý tưởng thời Victoria đói với thế hệ trẻ. Ông mất năm 1933.
b16-ig-ehrenburg-1674657580.jpg

Ilya Grigorjvitsh Ehrenburg (ảnh trên): Nhà văn, nhà báo Nga, sinh năm Tân Mão (1891), tại Kiev, Ucraina. Năm 1910, ông xuất bản tập thơ đầu tay Thơ, tại Paris. Năm 1917, Cách mạng tháng Mười bùng nổ, ông trở về Nga. Lúc đầu chưa nhận thức được chân lý cách mạng, nên các tập thơ xuất bản trong giai đoạn này như: Ngọn lửa (1919); Câuchuyện về nước Nga (1921); Những suy nghĩ ở nước ngoài (1922),  Tình yêu trông rỗng (1922); Sự ấm áp của thú vật (1923)... bộc lộ tâm trạng giao động. Năm 1923, ông viết các tập Mười ba cái tẩu thuốc (Trinatzat trubok, 1923); Trest DE (1923), phê phán chủ nghĩa tư bản. Từ 1936 – 1938, Ehrenburg là phóng viên báo Tin tức, Nga ở Tây Ban Nha, ông viết tập bút ký Chó rừng Tây Ban Nha (Ispanski shakal, 1938) và bộ tiểu thuyết 3 tập Paris thất thủ (Paddenije Parizha, 1941), được giải Quốc gia Liên Xô, 1942. Trong chiến tranh vệ quốc, ông nổi tiếng với tiểu thuyết Bão táp (Burja, 1947), được giải Quốc gia Liên Xô, 1948.  Năm 1960, ra cuốn hồi ký 6 tập, ghi lại những suy nghĩa, cảm xúc của ông qua những năm tháng hoạt động xã hội. Ông được tặng Giải thưởng Lenine. Ông mất năm 1967.

b17-george-orwell-1674657163.jpg

George Orwell (ảnh trên): Nhà văn Anh, tên thật Eric Blair, sinh năm Quý Mão (1903), tại Ấn Độ, mất năm 1950 tại London. Ông bỏ nghề dạy học, đi làm cảnh sát ở Mianmar thuộc Anh. Vì phản đối chính sách thực dân Anh, ông bị sa thải. Ông sang Pháp. Tại đây, ông viết cuốn tiểu thuyết Những ngày ở Mianmar (Burmese Days, 1935) phê phán xã hội thực dân Anh. Tác phẩm Cung đường ở Paris và London (Down and out in Paris and London, 1933), mô tả những ngày thất nghiệp, sống lang thang ở Pháp và Anh. Cuốn Con đường tới bến tàu Wigan (The Road to Wigan Pier, 1937), phản ảnh cuộc sống của những người thất nghiệp ở miền Bắc Anh  và niềm tin của Orwell vào chủ nghĩa xã. Ông tham gia Lữ đoàn Quốc tế chiến đấu ở Tây Ban Nha và viết cuốn Suy tôn miền Catalonia (Homage to Catalonia, 1938). Sau đó ông “quay xe”, trở thành kẻ thù của của chủ nghĩa xã hội và Nhà nước Xô Viết, ông viết Trại súc vật (Animal Farm, 1945), xuyên tạc chủ nghĩa xã hội. Ông mất 1950.

b18-david-diop-1674656974.jpg

David Diop (ảnh trên): Nhà thơ Sénégal, sinh năm Đinh Mão (1927), tại Bordeaux, Pháp. Năm 1958, ông về nước, đấu tranh góp phần hoàn thiện nền độc lập cho Sénégal vừa mới giành được. Năm 1960, ông bị chết trong một tai nạn máy bay. Sự nghiệp văn chương của ông không nhiều, chỉ có một tập thơ gồm 30 bài, nhưng rất nổi tiếng thế giới, thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân châu Phi và Mỹ La Tinh, mang tựa đề Những nhát chày giã (Coups de pilon, 1956). Trong đó có nhiều bài được phổ biến khắp châu Phi và được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước Phi châu. Thơ ông mang sức mạnh kêu gọi nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết chống áp bức bóc lột.

 Bài: Trần Mạnh Thường (sưu tầm và biên soạn). Ảnh: Tư liệu

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/index.php/nhung-nha-van-noi-tieng-the-gioi-sinh-nam-mao-a17431.html