Ra mắt Trung tâm Việt Nam học - lại tiếp tục hành trình

Hôm nay, 13-8-2022, sau gần 1 năm 2 tháng (QĐ kí ngày 21-5-2021), Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học (Viện Nghiên cứu Việt Nam học – thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) đã chính thức ra mắt.

trung-tam-nghien-cuu-1660377290.jpg
 

 

Thực tế, mọi việc đã được âm thầm chuẩn bị từ rất lâu rồi. Dưới sự chỉ đạo của GS Đinh Văn Đức, các cuộc thăm dò, khảo sát, lên kế hoạch, gặp gỡ đối tác, tập hợp lực lượng đã được thực hiện. Hội đồng Khoa học của Trung tâm đã họp toàn thể để triển khai những việc cần thiết, thảo luận những nội dung cơ bản, có tính khả thi mà Trung tâm cần hướng tới trong thời gian trước mắt.

Đặc biệt, với sự giúp đỡ của Tổng Công ti Jacaranda – Làng Trong Thung và Tổng Công ti Giáo dục Trạng Nguyên, trước Lễ ra mắt 2 tuần, Trung tâm Việt Nam học đã có Văn phòng làm việc (tầng 5, nhà số 7, ngõ 68 Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Nhiều thành viên HĐKH của Trung tâm đã đến họp. Trung tâm cũng đã đón các sinh viên Ngôn ngữ K64 đến thực tập chuyên môn.

Việt Nam học là một lĩnh vực khá mới mẻ. Đây là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, qua những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những đặc trưng riêng, làm nên hồn cốt của con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Những giá trị này cần được giữ gìn, bảo lưu và phát triển thêm đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc.

Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001-2002 (được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tuy là một chuyên ngành mới mẻ nhưng Việt Nam học đang đi những bước cơ bản, vững chắc, thu hút được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực tham gia. Cho đến nay (2022), ngành Việt Nam học đã có mặt tại 80 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.

Ngành Việt Nam học có sứ mạng cao cả trong việc truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới, làm cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và thế giới. Ngành sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập và hoà nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Trên tinh thần đó, Việt Nam học đang ngày càng được nhiều người quan tâm và có một tương lai đầy hứa hẹn.

trung-tam-nghien-cu3-1660377290.jpg
 

Viện Nghiên cứu Việt Nam học (Institute for Vietnammese Studies - VNSI) là một viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam – VUSTA. Viện có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh. Viện trưởng Viện Việt Nam học hiện nay là PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học (Institute for Vietnammese Studies) là cơ quan đại diện cho VNSI tại Hà Nội. PGS TS Phạm Văn Tình là Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học.

Cách đây 7 năm (2015), xuất phát từ ý tưởng của PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng phối hợp với Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Việt Nam học: Những phương diện Văn hoá truyền thống”. Hội thảo đã có hàng trăm nhà khoa học (ở các chuyên ngành) tham gia (trong đó các báo cáo thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học giữ vai trò chủ đạo). Các báo cáo được chọn in trong kỉ yếu (2 tập, trên 1.600 trang, NXB Khoa học Xã hội, 2015). Sắp tới, Trung tâm có dự định tổ chức các Tọa đàm KH thường kì, Hội thảo KH thường niên và mỗi năm sẽ in ít nhất 1 Kỉ yếu KH (có chỉ số ISBN) để phục vụ đông đảo các nhà KH, trong đó có một số chuyên đề ưu tiên (Những cái mới trong Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học Ứng dụng, Sử học thường thức, Văn hoá học, Văn học Việt Nam thời đại mới, Dân tộc học, Du lịch, Ẩm thực và Văn hoá Việt,…).

Đến dự Lễ công bố Quyết định và ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học ngày 13-8-2022 (tại Hội trường Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN, 36 Hàng Chuối, HN) có đông đảo các nhà KH, các viên chức ở khá nhiều lĩnh vực (xếp theo ABC):  TS Bùi Thị Ngọc Anh, ThS Văn Tú Anh, TS – Nhà thơ Phạm Đình Ân, ThS Nguyễn Thị Bình, ThS Hoàng Điệp, PGS TS Bùi Xuân Đính, GS TS Đinh Văn Đức, ThS Trần Ngân Giang, PGS TS Trần Hồng Hạnh, TS Nguyễn Thị Thanh Hảo, PGS TS Phạm Văn Hảo, TS Đỗ Thị Hiên, ThS Lê Thị Hiền, TS Lương Thị Hiền,  TS Phi Tuyết Hinh,  PGS TS Nguyễn Xuân Hòa, PGS TS Ngô Hữu Hoàng, PGS TS Nguyễn Hữu Hoành, CN Phạm Thị Hồng, TS Phạm Thị Thuý Hồng, ThS Đào Văn Hùng,  CN Trần Thị Thanh Hương, TS Nguyễn Thuý Khanh, PGS TS Trịnh Cẩm Lan, TS Đoàn Tiến Lực, CN Vũ Xuân Lương, TS Lê Hồng Mai, CN Bùi Thị Nga, TS Trần Thị Mai, ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai, TS Nguyễn Thị Hồng Nga, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, CN Đào Minh Phương, ThS Nguyễn Thị Thu Phương, PGS TS Trần Kim Phượng,  TS Đoàn Thuý Quỳnh, TS Nguyễn Thị Tân, TS Phạm Văn Thấu, PGS TS Nguyễn Phương Thuỳ, ThS Bùi Thị Tiến, PGS TS Phạm Văn Tình, CN Nguyễn Thị Vân, PGS TS Phạm Hùng Việt, Sử gia Nguyễn Xuân Vượng, v.v.

 Một số nhà văn, nhà báo: Minh Anh (báo Vietnam Plus), Nguyễn Văn Chương (T/c Đồ uống Việt Nam), Hoàng Hà (T/c Văn hoá Nghệ thuật), Trần Thị Thanh Hương (Công ti Tháp Tài Năng), Trịnh Thị Hương (Công ti Trạng Nguyên tiếng Việt), Trần Đăng Khoa (Hội Nhà văn VN), Đỗ Doãn Phương (báo Thể thao & Văn hoá), Võ Hồng Thu (báo Tiền Phong), Nhiếp ảnh gia Tạ Sinh Toàn, v.v.

Đặc biệt, còn có các sinh viên K64 khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN (Lê Thị Lan Anh, Đoàn Thị Anh, Dương Ngân Giang, Hoàng Thu Hà, Phạm Thị Diễm Hằng, Phạm Thu Hiền, Đỗ Thuỷ Tiên), đã tham gia tiếp đón các đại biểu trong đồng phục áo dài truyền thống, rất tươi tắn, trẻ trung.

trung-tam-nghien-cu1-1660377290.jpg
 

TM Ban Tổ chức, được sự ủy quyền của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, PGS TS Nguyễn Xuân Hoà, đã lần lượt đọc các quyết định:

1) QĐ thành lập Trung tâm Việt Nam học.

2) QĐ bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học kiêm Giám đốc Trung tâm Việt Nam học (cho PGS TS Phạm Văn Tình).

3) QĐ bổ nhiệm Cố vấn Cao cấp (cho GS TS Đinh Văn Đức).

4) QĐ thành lập Hội đồng KH của Trung tâm Việt Nam học, gồm 19 vị sau đây:

1. Chủ tịch: GS TS Đinh Văn Đức, Ngôn ngữ học và Việt Nam học, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

 2. Phó Chủ tịch:  PGS TS Phạm Văn Tình, Ngôn ngữ học và Báo chí học, Nguyên Cán bộ Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN.

CÁC UỶ VIÊN:

3. TS Bùi Thị Ngọc Anh, Ngôn ngữ học, Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN.

4. PGS TS Lê Thị Lan Anh, Ngôn ngữ học Ứng dụng, Phụ trách khoa Tiếng Việt, Trường Ngoại ngữ Du lịch, thuộc ĐH Công nghiệp Hà Nội.

5. ThS Ngô Hoài Chung, Sử học, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

6. PGS TS Nguyễn Hồng Cổn, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN.

7. PGS TS Nguyễn Xuân Hòa, Văn hóa học, Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Thư kí KH.

8. PGS TS Ngô Hữu Hoàng, Việt Nam học, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.

9. ThS Đào Văn Hùng, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học XH & NV – ĐHQG HN, Thư kí hành chính.

10. PGS TS Nguyễn Văn Huy, Dân tộc học, Trung tâm Di sản các nhà KH.

11. Nhà báo Trịnh Thị Hương, Văn học, Tổng Giám đốc Tổng Công ti Đầu tư Giáo dục Trạng Nguyên.

12. TS Nghiêm Thị Thu Hương, Hàn Quốc học, Trường ĐH Hà Nội.

13. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Văn học, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

14. PGS TS Nguyễn Thế Kỷ, Ngôn ngữ học và Lí luận văn học, Chủ tịch Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.

15. PGS TS Nguyễn Thiện Nam, Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học XH & NV – ĐHQG HN.

16. TS Nguyễn Thị Hồng Nga, Ngôn ngữ học, Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Đại học Quốc gia HN.

17. ThS Nguyễn Thị Thu Phương, Đông phương học + Tài chính đầu tư, Tổng Giám đốc Tổng Công ti Jacaranda – Làng Trong Thung.

18. PGS TS Phạm Hùng Việt, Ngôn ngữ - Văn hoá học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển.

19. Sử gia Nguyễn Xuân Vượng, Sử học, TP Hồ Chí Minh.

Tiếp đó là phát biểu của GS Đinh Văn Đức, Cố vấn Cao cấp, Chủ tịch Hội đồng KH. Theo ông, có mấy vấn đề cần lưu ý:

-  Phải tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn đời sống không nặng về lí luận, sao cho đúng chất Việt Nam học;

-  Nên tổ chức các sinh hoạt chuyên đề bằng việc mời các chuyên gia ở các lĩnh vực tới tọa đàm, trao đổi (có thể thực hiện ngay từ tháng 11-2022);

-  Giao lưu rộng rãi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để tận dụng năng lực, chất xám của cộng đồng nói chung;

-  Phải có các ấn phẩm kịp thời, có giá trị (trên cơ sở huy động nguồn lực theo hướng xã hội hoá).

Sau đó là các ý kiến của: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, PGS TS Nguyễn Văn Huy, PGS TS Bùi Xuân Đính, PGS TS Nguyễn Thiện Nam, Sử gia Nguyễn Xuân Vượng, TS - Nhà thơ Phạm Đình Ân, ThS Nguyễn Thị Thu Phương, CN Trần Thị Thanh Hương…

trung-tam-nghien-cu4-1660377290.jpg
 

Mặc dù một số người (vì những lí do bất khả kháng) không thể tới dự, nhưng đã có rất đông đại biểu tham gia. Ngoài nguồn tài trợ về tài chính (trước đó là của một số tổ chức + Các thành viên HĐKH và trong buổi lễ hôm nay:  Nhóm Đinh Thị Thu Hương + TS Nguyễn Thị Thanh Nga + Nguyễn Thị Vân + Nguyễn Thị Vượng, ThS Nguyễn Thị Bình, TS Phạm Thị Thuý Hồng, PGS TS Trịnh Cẩm Lan + PGS TS Trần Hồng Hạnh, TS Đoàn Thuý Quỳnh, TS Đào Hồng Thu, PGS TS Nguyễn Phương Thuỳ,  Sử gia Nguyễn Xuân Vượng) có thể nói là lớn, rất đáng khích lệ, BTC đã nhận được lẵng hoa chúc mừng của: Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN, Khoa Tiếng Việt và Việt Nam học, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN, Trường Cao đẳng Đại Việt – Tập đoàn CEO, Bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn – ĐH Sư phạm Hà Nội, Tổng công ti Tháp tài Năng, Tạp chí Văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Phân hội Từ điển học, Nhóm Sinh viên Thực tập (K64 Ngôn ngữ học), TS Phi Tuyết Hinh, TS Xuân Thị Nguyệt Hà & TS Lê Hồng Mai, TS Bùi Thị Ngọc Anh + TS Nguyễn Thị Thanh Hảo + ThS Dương Thị Dung, ThS Lê Thị Hiền. Ông Bùi Việt Bắc, Dịch giả nổi tiếng của NXB Kim Đồng đã gửi tặng mỗi đại biểu 1 cuốn sách ông vừa xuất bản (Vui buồn cùng tiếng Việt, NXB Hội Nhà văn, 2022). NXB Đại học Quốc gia HN hứa sẽ tặng những sách cần thiết (là sản phẩm của NXB) cho Tủ sách của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học.

Buổi lễ đã được tiến hành trọng thể, trang nghiêm, sôi nổi, tràn đầy niềm vui tiếng cười và rất cảm động. Mọi người được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các anh chị: Ngô Hữu Hoàng, Đỗ Anh Vũ và Đoàn Thuý Quỳnh biểu diễn. Thành công của buổi lễ ra mắt hôm nay sẽ là tiền đề, động viên, khích lệ và tạo cảm hứng cho những hoạt động của Trung tâm Việt Nam học sắp tới.

PVT

Link nội dung: https://www.vanhoavaphattrien.vn/index.php/ra-mat-trung-tam-viet-nam-hoc-lai-tiep-tuc-hanh-trinh-a14667.html