Nam Định: Hội Thảo khoa học Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) trong quần thể di tích Phủ Dầy

Vương Quốc Hoa

11/06/2022 22:21

Theo dõi trên

Phủ Dầy là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây, mỗi di tích đều chứa đựng huyền thoại về Mẫu, những câu chuyện về thủ nhang, đồng đền quanh năm hương khói phụng thờ. Phủ Bóng hay Đền Cây Đa Bóng, cách gọi khác là Nguyệt Du Cung.

nguyet-du-cung-1654953638.jpg
Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) 

 

Sáng 10/6,,tại Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) xã Kim Thái, huyện Vụ Bản,.tỉnh Nam Địnhđã diễn ra Hội thảo khoa học Phủ Bóng do Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học – Kỹ thuật Việt Namtổ chức.

Tới dự có các nhà khoa học  thuộc viện nghiên cứu Văn hóa, viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc ủy ban khoa học xã hội Việt Namvà Bảo tàng tỉnh Nam Định. Tiến sỹ Trần Phùng Lan - Phó vụ trưởng Vụ văn hóa văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương; GS. TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam; ông Phạm Tứ - Giám đốc Trung tâm  nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, ông Bùi Ngọc Quý – Phó chủ tịch Hội di sản Văn hóa Thăng Long, ông Trần Quang Dũng – Phó chủ tịch Hội di sản Văn hóa Thăng Long, nhà văn hóa tâm linh Phan Oanh - Ủy viên Hội đồng khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người; các nghệ nhân ưu tú Đỗ Thị Vui, Phan Văn Lợi, Dương Phương Đông; Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người gồm có ông Nguyễn Hữu Mạnh – quyền chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, bà Võ Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm nghiên cứ tiềm năng con người, GS Viện sỹ Đào Vọng Đức – Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Tham dự hội thảo còn có nhiều cơ quan truyền thông đến dự hội thảo, đưa tin.

Cách đây hơn 5 năm, ngày 2/4/2017, tại lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mãu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được tổ chức tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

hoi-thao-phu-bong-1654953734.jpg
Hội thảo Phủ Bóng

 

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ VHTT&DL công bố chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017 – 2022, một trong 5 chương trình là: “Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt dưới nhiều hình thức cho công chúng trong và ngoài nước”.

nguyet-du-cung-2-1654953886.jpg
 

 

Trong đó, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội khoa học – Kỹ thuật Việt Nam nhận thức được những giá trị vô giá tiềm ẩn trong mỗi gia đình, đài, đền, miếu, lăng tẩm trên khắp đất nước Việt Nam càn được nghiên cứu, giới thiệu cho đông đảo nhân dân luôn quan tâm đến văn hóa dân tộc. Ở đó, sự sáng tạo, nhiệt huyết của mỗi chủ thể mang tính chất quyết định đến sự phát triển, tồn tại của công trình tín ngưỡng, cũng như định hình, phát triển hình thái ý thức, tâm lý xã hội. Với mục đích, ý nghĩa “lấy uy cho thánh, lấy danh cho đồng”, Trung tâm đã xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu về các đền, phủ, đình, miếu… nơi có những con người người tâm huyết dâng hiến trọn đời cho việc phụng thánh.

Phủ Dầy là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất ở miền bắc Việt Nam, ở đây, mỗi di tích đều chứa đựng huyền thoại về Mẫu, những câu chuyện về thủ nhang, đồng đền quanh năm hương khói phụng thờ.

vo-hoa-binh-1654954138.jpg
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - bà Võ Hoà Bình phát biểu tại Hội thảo.

 

Sở dĩTrung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức Hội thảo khoa học Phủ Bóng vì những lý do sau: Thứ nhất, Phủ Bóng có vị trí địa lý đắc đạo gắn liền không gian huyền thoại sau khi Mẫu hóa, cảnh quan thiêng liêng gần Lăng Mẫu, nơi hội tụ của linh khí đất trời, nơi bốn mùa ngập tràn hương sắc của cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên hòa quyện với lòng người mỗi khi hành hương về với Thánh Mẫu; Thứ hai, trong cuốn “Đạo Mẫu của Việt Nam” ( xuất bản năm 1996 ) của GS Ngô Đức Thịnh đã viết: “Phủ Bóng là nơi thờ Hội đồng các bóng, các giá. Người có đồng phải phải trình đồng ở đây trước khi hầu đồng ở các di tích trong quần thể Phủ Dầy”. Thứ ba là tính xác thực về lịch sử và quy mô di tích trong quá khứ, cụ thể Đền còn lưu giữ được nhiều văn bia xác định chính xác thời gian, quy mô xây dựng.

Tại Hội thảo khoa học Phủ Bóng có tất cả 14 bài viết  của 12 tác giả được trình bày. Trong số các tham luận,người cao tuổi nhất là cụ Bùi Văn Tam sinh năm 1932, và người trẻ nhất là Nguyễn Trọng Thanh, sinh viên khóa 63 -trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung các tham luận nghiên cứu gồm có 1 bài khái quát chung về giá trị độc đáo của quần thể di tích Phủ Dầy, xa Kim Thái, huyện Vụ Bant tỉnh Nam Định, trong đó có Phủ Bóng. Đây là quần thể di tích thờ Thánh Mẫu được vinh danh trong nước và trên thế giới cả về giá trị văn hóa phi vật thể (kiến trúc thờ tự), giá trị văn hóa phi vật thể (thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu).

Có 5 bài tham luận nghiên cứu chuyên sâu về thời gian, quy mô di tích qua các tư liệu văn bia, chữ Hán Nôm, khắc gỗ, sắc phong... Không gian tâm linh gắn với truyền thuyết về Thánh Mẫu. Đây là những bài nghiên cứu công phu của các tác giả trên cơ sở tra khảo tư liệu lưu trữ  của các viện nghiên cứu, của các đợt điền dã. Sự Xuất hiện của Cây Đa Bóng/Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) với sự kết hợp tín ngưỡng thờ cây, thờ trăng, thờ Bà Cô Tổđã góp phần làm rõ thêm nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy trong mối liên hệ với sự hình thành điện thần tín ngưỡng Tứ phủ của ngời Việt.

Có 2 bài tham luận viết về không gian thờ tự, các bài trí trong các cung Phủ Bóng và những giá trị văn bia Hán Nôm, đồ thờ tự… mà các thế hệ thủ từ đã bảo lưu được qua thời gian. Và có 2 bài tham luận nghiên cứu viết về những đóng góp trong việc xây dựng các di tích trong và ngoài tỉnh Nam Định trước đây cũng như đóng góp cho các hoạt động  xã hội hiện nay của các thế hệ thủ từ Phủ Bóng.

Có một bài tham luận viết về Phủ Bóng trong quần thể di tích Phủ Dầy và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh công chúa ra xứ Đông – Hải Phòng qua tư liệu sắc phong.Các nội dungtrong hội thảođã thống nhất sẽ được tổng hợp và báo cáo các cơ quan chức năng,với mục đích nhằm đóng góp xây dựng chính sách quản lý các hoạt động tín ngưỡng dân gian trong xã hội,và lan tỏa trong cộng đồng,để khẳng định giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

Bạn đang đọc bài viết "Nam Định: Hội Thảo khoa học Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung) trong quần thể di tích Phủ Dầy" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn