Đồng Thầy Trương Thị Cúc - Phát huy giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt

Nguyễn Chung

02/03/2023 18:16

Theo dõi trên

Nhân dịp đầu xuân năm mới chúng tôi có du xuân cầu bình an và có nhân duyên được đặt chân đến mảnh đất Quảng Ninh. Nơi đây không những được tạo hóa ban tặng cho phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà con người gần gũi và thân thiện. Ở đây chúng tôi có mối nhân duyên được biết đến và được gặp Nghệ nhân, Đồng thầy Trương Thị Cúc - Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

z4149730816762-be9826f8ac439b71ebb424f7fd1edee2-1677746588.jpg
Nghệ nhân, Đồng thầy Trương Thị Cúc (bên phải) trong một chương trình giao lưu văn hóa

Sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh nhưng bà lại bén duyên với con người và mảnh đất Quảng Ninh. Năm tám mươi của thế kỷ trước, cũng như bao thanh niên khác nhiệt huyết và hoài bão của tuổi trẻ nên bà chọn mảnh đất Quảng Ninh để lập nghiệp và từ đây trong bà có một tình cảm sâu đậm với mảnh đất và con người nơi đây. Cũng chính từ đây bà đã gặp được ý chung nhân và kết duyên với trai đất quảng.

Quảng Ninh nổi tiếng là mảnh đất du lịch và con người giản dị, hiền hoà, thân thiện và rất mến khách. Đồng thầy Trương Thị Cúc cũng là một người như vậy. Tôi gặp bà là dịp bà đang chuẩn bị sửa sang, sắp xếp lại bản điện để chuẩn bị cho buổi phụng sự việc Thánh Mẫu. Bản điện tư gia nằm trên tầng thượng trong khuôn viên gia đình, tuy không được bề thế, nhưng bài trí rất ngăn nắp và thoáng mát. Ở đây tôi cảm thấy sự ấm cúng và cội nguồn của dân tộc được hiện hữu. Tượng pháp và cung sở thờ tự cơ bản là đầy đủ, uy linh và tố hảo. Được trực tiếp thị thực Đồng thầy Trương Thị Cúc hầu Thánh, tôi cảm nhận được phần nào về sự trang nghiêm, cùng nét đẹp văn hoá tín ngưỡng tiềm ẩn trong mỗi giá hầu, quyện vào những bản Chầu văn thánh thót, càng khiến không khí trong bản điện tư gia của bà trở nên ấm cúng và tố linh.

z4149899733466-74080a4b6b8cce596ca1695e0e5a312a-1677746686.jpg
Nghệ nhân Trương Thị Cúc trong một giá hầu chương trình diễn xướng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Mỗi giá hầu, là một sắc thái biểu cảm, trang phục khác nhau, nhưng đều tái hiện được nét đặc trưng vốn có của nhân vật được phụng hầu. Nếu như Chầu Lục Cung Nương ngự đồng, Chầu mặc áo xanh lam hoặc xanh chàm, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao dắt thắt lưng, thì Quan Hoàng Mười khi ngự đồng, lại diện Long phục thêu chữ Thọ, đầu đội khăn xếp, thắt dây vàng, trâm vàng cài tóc. Có khi lại lấy quạt làm sách, lấy bút làm trâm, vừa đi vừa ngâm thơ, nhẹ nhàng, khoan thai.

z4149899736491-844b2403e0a0b452993407cb5fcb2289-1677746753.jpg
Nghệ nhân Trương Thị Cúc trong một giá hầu tại bản điện

Với Đồng thầy Trương Thị Cúc, sau mỗi buổi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, bà lại là người phụ nữ thường ngày với dáng người mảnh khảnh chào tôi bằng một nụ cười đôn hậu. Gương mặt bà thấm mệt, nhưng vẫn tươi vui, toát ra một nét gì đó sang trọng, nhất là khi ngự đồng – rất sang bóng, hiếm người có được. Đồng thầy Trương Thị Cúc chia sẻ: Bà bắc ghế hầu thánh, trình đồng đến nay cũng ngót nghét gần 30 năm nên cũng trải qua biết bao nhiêu thăng trầm và đắng cay ngọt bùi. Nhiều lúc bà nghĩ mình không đủ sức để tiếp tục phụng sự việc thánh Mẫu, nhưng với ý chí và được sự động viên của bạn bè, gia đình bà đã quyết tâm theo đuổi và gìn giữ việc đạo đến ngày hôm nay. Với những nỗ lực gìn giữ và đóng góp cho di sản văn hóa của dân tộc, Đồng thầy Trương Thị Cúc vinh dự nhận được rất nhiều chứng nhận, giấy khen, bằng khen và kỷ niệm chương của một số cơ quan trao tặng.

z4149899736499-b48b0b9239f5add8e8a302e8f2147cc7-1677746785.jpg
Nghệ nhân Trương Thị Cúc trong một giá hầu tại bản điện

Từ những đóng góp nhỏ bé của bản thân cho hoạt động tín ngưỡng, văn hoá xã hội, đây chính là sự ghi nhận nhằm động viên dành cho bà và đội ngũ những người luôn tâm huyết bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp phần định hướng cho sự phát triển, loại hình nghệ thuật diễn xướng chầu văn nói riêng, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, mang đậm bản sắc văn dân tộc, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.