Đồng thầy, Thủ nhang Vũ Thị Bắc – Một đời quyết tâm gìn giữ di sản văn hóa quê hương Sơn Tây

Trần Thuận – Trung Hiếu

02/03/2022 15:19

Theo dõi trên

Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, đồng thầy - thủ nhang Vũ Thị Bắc đã dành cả một đời tâm huyết cho việc gìn giữ di sản văn hóa quê hương Sơn Tây xứ Đoài “Địa linh nhân kiệt”. Nhiều năm qua, người phụ nữ ấy đã không ngừng phát nguyện trùng tu, tôn tạo ngôi đền “Hồng Sơn Linh Từ” ngày một khang trang, to đẹp góp kế thừa, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống thuần phong mỹ tục của cha ông.

vu-thi-bac-1-1646208637.PNG

Đồng thầy, Thủ nhang Vũ Thị Bắc

 “Căn duyên” đến với tín ngưỡng tâm linh

Dù nay đã ở tuổi “lục tuần” nhưng đồng thầy, thủ nhang Vũ Thị Bắc vẫn giữ được thần thái cao sang quyền quý, gương mặt thanh tú cùng làn da trắng hồng. Khó có thể nhận ra được tuổi tác nếu ai đó mới gặp bà. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở Thị xã Sơn Tây – Vùng đất văn hóa tín ngưỡng phong phú và đa dạng, có bề dày truyền thống văn hóa xứ Đoài với nhiều công trình kiến trúc cổ kính, đồng thầy Vũ Thị Bắc đã sớm cảm nhận được nét đẹp trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt về tín ngưỡng thờ Mẫu.

Người ta thường hay dùng hai chữ “có căn” để nói về những thanh đồng, thầy đồng chuyên thực hiện tín ngưỡng thờ Mẫu. Song đối với đồng thầy Vũ Thị Bắc, bà gọi đó là “căn duyên” mà nhờ duyên ấy mới có căn quả. Bà đến với tín ngưỡng tâm linh Tam tứ phủ từ nghiệp thiện của gia đình. Bố mẹ của bà trước đây làm thủ nhang của Đền Hồng Sơn Linh Từ (Thị xã Sơn Tây).

 

Từ truyền trống gia đình có công gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó, ngay từ khi còn nhỏ, bà Bắc đã theo mẹ đi khắp các Đình Đền Chùa Phủ trong cả nước.  Với niềm tự hào, bà kể rằng những cơ duyên trong đời hầu hết đều bắt nguồn từ chính tín ngưỡng thờ Mẫu. Tiếp nối truyền thống gia đình, những năm tháng trưởng thành bà luôn âm thầm tu dưỡng giữ đạo, giữ tâm trong sáng, nỗ lực học hỏi phấn đấu rèn luyện thực hành đúng cách thức ghi lễ hầu Thánh, diễn sướng Chầu văn.

 

Một đời phát nguyện gìn giữ di sản văn hóa

          Với tâm nguyện gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó, đồng thời cũng là tiếp nối truyền thống gia đình, bà đã trở thành Thủ Nhang Đền Hồng Sơn Từ. Nay còn gọi là đền Chúa Thoải, Chúa Tài Lộc ở Cảng Thị xã Sơn Tây, phường Lê Lợi – Thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Ngôi Đền đã được bà phát nguyện trùng tu, tôn tạo ngày càng trở nên khang trang, to đẹp.“Cha mẹ tôi tiếp quản ngôi Đền từ năm 1970 , trước đây ngôi Đền còn ngập lụt mỗi mùa nước lên hay mưa gió bõ. Giờ Đền đã được tôn tạo khang trang, tôn nghiêm hơn nhiều so với trước” – bà Bắc xúc động khi nhớ lại cảnh đền xưa.

vu-thi-bac-2-1646207619.PNG

Ảnh đền Hồng Sơn Từ hiện nay

vu-thi-bac-3-1646207837.PNG

Ngôi Đền hiện không chỉ là điểm tựa tâm linh của nhân dân TX Sơn Tây mà còn thu hút đông đảo nhân dân khách thập phương đến tham quan, chiếm bái tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu, thần Tản Viên Sơn, các vị thánh có công với dân với nước… Ngôi Đền còn lưu giữ không ít cổ vật, sắc phong thời Nguyễn – triệu vua Minh Mạng và các lư hương cổ niên đại từ Lê đến Triều Nguyễn thế kỉ 18 - 19.

Năm 2016, Đền đã được Liên Hiệp Hội UNESCO Cấp bằng Chứng nhận Đền đạt tiêu chuẩn hóa Thờ Tam tứ Phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam và Chứng nhận bảo trợ UNESCO Thế giới là Đền thờ có giá trị văn hóa tâm linh của người Việt được công nhận bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể năm 2017. Đặc biệt, nơi đây thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - Một vị Thánh đứng đầu “Tứ bất tử Việt Nam” và thờ Thủy Tổ Quốc mẫu, Chúa bà Tài lộc…

vu-thi-bac-4-1646208011.PNG

TS Nguyễn Đình Chiến - Ủy viên Hội đồng giám định cổ vật –Bộ VHTT&DL thẩm định Đồ thờ, đồ cổ tại di tích đền Hồng Sơn Từ (phường Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

vu-thi-bac-5-1646208259.PNG

Theo Thư tịch cổ do cụ Giáo Thành Chu Văn Phán cùng một số các cụ làm Thủ từ đông cung đền và viết lại về gia phả đền từ những năm 1970, bà Bắc đã cho chép trên văn bia nhà đền để cho bách gia trăm họ biết rõ gốc tích lịch sử của Đền.

Xuất phát từ tâm hướng thiện, từ bi hỉ xả theo phật Thánh, đồng thầy Vũ Thị bắc luôn làm tròn trách nhiệm của mình. Nhiều năm qua, bà luôn hướng các con nhang đệ tử giữ lễ tròn đạo và phát huy những giá trị Chân – Thiện – Mỹ của tín ngưỡng thờ Mẫu và trùng tu Ngôi đền ngày càng khang trang, tố hảo.

vu-thi-bac-6-1646208455.PNG

Với mong muốn nhân dân địa phương, quý khách gần xa về chiêm bái cầu phúc, cầu may hiểu thêm về giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu – Di sản văn hóa tâm linh của người Việt, nhiều năm qua đồng thầy Vũ Thị Bắc cũng thường xuyên tham gia các giao lưu thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu trong cả nước. Đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam Tứ Phủ được thế giới vinh danh càng khẳng định được những giá trị thiêng liêng cao đẹp, cần được gìn giữ và phát huy.

Bà Bắc tâm sự : “Đền Hồng Sơn Từ hiện nay khang trang, to đẹp hơn trước đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo người dân và du khách thập phương. Tôi xây dựng trùng tu ngôi Đền này khá nhiều kinh phí nhưng tôi xây Đền không phải để làm kinh tế, tôi chỉ muốn cứu người khổ, độ người mê”. Thực tế có nhiều thanh đồng khó khăn, bị “cơ đầy” đều được sự giúp đỡ tận tình của bà. Có những tân Thanh Đồng lính mới khó khăn không có kinh phí, bà sẵn sàng hỗ trợ để thực hành nghi lễ cho chu đáo, thành tâm.

Bằng tấm lòng hướng thiện trong sáng của bà Vũ Thị Bắc và ghi nhận những đóng góp trong việc giữ gìn và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nhiều năm liên tục bà Bắc vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các ngành, Hội di sản Văn hóa Việt Nam, Bằng chứng nhận của các tổ chức nghiên cứu trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam…

          Chia tay nhóm PV, đồng thầy Vũ Thị Bắc bày tỏ : “Bây giờ tôi đã hoàn thành tâm nguyện của mình, báo hiếu được công ơn nghĩa mẹ tình cha. Tôi chỉ ăn chay, tụng kinh niệm Phật. Với tôi giờ là  “Việc Phúc Thiện đêm ngày xin gắng - Đạo Bồ Đề nguyện chứng không lui”. Tôi xây dựng Ngôi đền này mục đích để lại cho quê hương di sản văn hóa tâm linh, còn sau này con nhang đệ tử, ai có đủ duyên có thể kế tục tiếp nối phụng sự sao cho tốt. Đó là phúc thiện cho Đền Phủ quê hương  và cho bách gia trăm họ”.

          Với những giá trị về lịch sử văn hóa nêu trên, ngôi đền Hồng Sơn Từ cần sớm được được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của Thành phố Hà Nội góp phần để bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị của di tích, thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa.