Đôi điều góp ý về Dự án cải tạo tổng thể sông Tô Lịch và xây dựng các hạng mục công trình lịch sử - thiết chế văn hóa

Tiến sĩ Mai Thanh Hải

10/08/2022 10:42

Theo dõi trên

Tô Lịch, dòng sông lịch sử gắn bó mật thiết với Thăng Long - Hà Nội biết bao Thế kỷ, nay báo động đang chìm trong “hấp hối” bởi sự ô nhiễm nặng nề

thiet-che-van-hoa-1660102914.png
Tiến sĩ Mai Thanh Hải

 

Hà Nội, hàng chục năm qua biết bao giải pháp để cứu nó,song vẫn chưa tìm ra được phương pháp hữu hiệu.Nay được nghiên cứu Bản Dự án đề xuấtCải tạo tổng thể Sông Tô Lịch của hai đơn vị:Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật ViệtJVE cùng Trung tâm Dịch thuật,Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ(thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học vàKỹ thuật Việt Nam), tôi vô cùng mừng rỡ và phấn khởi.Mừng vì một dòng sông tâm linh bao đời gắn bó với người dân Hà Nội đã có cơ hội được “cải tử, hồi sinh”.Phấn khởi bởi vì những hạng mục công trình từ lịch sửđến thiết chế văn hóa của Dựán đề xuất đã nêu,nếu một mai được xây dựng dọc theo dòng sông nó sẽ là “kỳ quan vĩ đại” của Thủ đô Hà Nội.Những công trình này sẽ xứng tầm thời đại của Thế kỷXXI, tại Thủ đô nghìn năm văn hiến.Nó chẳng những là niềm tự hào với tổ tiên, cha, ông đã có công dựng nước, giữ nước, mà con cháu ngày nay đã có kỳ tích tô điểm cho non sông gấm vóc ấy những giá trị văn hóa huy hoàng rực rỡ.Dòng sông theo Dựán đề xuất sẽ hội tụ về đây những trang vàng lịch sử, chói lọi của các triều đại Việt Nam trải qua hơn 4.000 năm lịch sử.Song song với các hạng mục công trình thiết chế văn hóa được xây dựng ấy, nó sẽ đánh dấu “mốc son”về thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra trên đất Thủ đô - Hà Nội.
Nhìn chung, tôi rất tán thành với Dựán đề xuấtđã đưa ra một loạt các hạng mục công trình thiết chế văn hóa sẽ được xây dựng:
*Công viên Lịch sử - Văn hóa -Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật)
*Hệ thống tượng, tượng đài, kỳ đài, cụm tượng đài.
*Tranh tường gốm sứ, phù điêu, bia,văn bia, nhà tưởng niệm
*Niên biểu tóm tắt lịch sử các thời đại bằng bốn thứ tiếng Anh - Việt - Nhật - Hàn, 
* Văn bia các vị Vua lỗi lạc, Danh tướng, Danh nhân bằng song ngữ Anh - Việt
* Hệ thống cầu kiều bắc ngang sông 
* Hệ thống 63 kiốt văn hóa dành cho 63 tỉnh, thành phố, v.v…
Đặc biệt là hệ thống hạng mục các công trình gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 như:
Sân khấu nổi tự động (Automatic), hoạt động văn hóa - nghệ thuật.
Giàn năng lượng Mặt trời chạy dọc trên không gian dòng sông dài 12.6km.
 Hệ thống dải băng chuyền dành cho người đi bộ và giàn chuyển động di động giới thiệu hình ảnh đất nước bằng tranh, ảnh, tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, v.v… dọc theo hai bên bờ dòng sông.
Song, độc đáo hơn tất cả các hạng mục công trình là hệ thống xa lộ cao tốc ngầm chạy song song với các hầm, bể chứa nước.Đây là công trình duy nhất có một không hai để cứu nguy, chống ngập lụt cho Hà Nội trong những ngày mưa, bão mà Dự ánđề xuấtđã đề cập.Bài tham luận làm rõ hơn của Thạc sĩ,Kỹ sư Hoàng Ngọc Quỳ mà tôi vừa được xem qua, chắc chắn quý vị sẽ được nghe cụ thể sâu sắc hơn.
Trước hết nói về giải pháp làm sạch nước Sông Tô Lịch:
1)Thứ nhất, theo thông tin củaDự ánNhà máy xử lý nước thải Yên Xá Thành phố Hà Nội, sau khi xử lý nước thải trở thành nước sạch được bổ cập dẫn trở lại Sông Tô Lịch qua kênh dẫn nước N1, N2 trước thượng lưu Đập Thanh Liệt 5km.Sau đấy, bằng phương pháp đóng cửa đập để nước dâng lên theo mực nước cần thiết.Theo tôi,việc làm này của Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá Thành phố Hà Nội không thích hợp về mặt phong thủy.Lý do, dẫn dòng Tô Lịch chảy ngược(người ta gọi là dòng Nghịch Thủy, không thuận theo tự nhiên) mà trước đó, cách đây hơn một ngàn năm đã có những ý kiến của nhiều nhà phong thủy có đẳng cấp phản đối.
2) Thứ hai, tôi đồng ý với quan điểmcủa Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm Dịch thuật,Dịch vụ Văn hóa và Khoa học -Công nghệ,thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) và một vài tham luận khác đã đề cập:Lấy nước Sông Hồng(qua bể lọc phù sa) và bổ cập vào Hồ Tây.Sau đó, xử lý nguồn nước sạch qua một nhà máy để cung cấp cho Sông Tô Lịch và phục vụ dân sinh hai bờ sông cùng các hạng mục công trình văn hóa khác.Hơn nữa, hàng năm nước Sông Hồng vào mùa khô cạn, mùa vụ nông nghiệp luôn luôn được bổ sung nhiều tỷ mét khối nước từ một số nhà máy thủy điện xả về.Do đó,Dựán lấy nước từ Sông Hồng cấp nước cho Hồ Tây là rất khả thi và hợp quy luật tự nhiên.
3)Thứ ba, ngày nay Sông Tô Lịch không còn chiều dài tới 30 km và nhiều chi lưu như xưa.Với diện tích và chiều dài còn lại như hiện tại thì Dựán cấp nước từ Hồ Tây cho Sông Tô Lịchnhư đã nói ở trên là chủ động, hợp lý, một công được hai việc; ngoài việc cung cấp nước cho dòng Tô Lịch và dân cư hai bên bờ nó còn thau nước Hồ Tây, luôn luôn được lưu thủy. Ngoài ra, nếu áp dụng thêm công nghệ xử lý nước hiện đại của Nhật Bản để xử lý ô nhiễm thì Hồ Tây chắc chắn sẽ không trở lại thảm kịch chết 200 tấn cá vào năm 2016.Một thảm kịch đau xót làm cho trái tim của người yêu Hà Nội “Rỉ máu”.
4)Thứ tư, khi Sông Tô Lịch được lưu thủy,tôi tán thành với nội dung của Dự án đề xuất là nhất thiết phải có những đoạn cho mực nước sâu từ 2,5m tới 3m.Từ đây, làm cho dòng sông sạch sẽ, nhộn nhịp, tấp nập trở lại như xưa.Và từ đó, tiến hành các hoạt động văn hóa, thuyền rồng du lịch, thả cá như một số các Thủ đô trên Thế giới đã làm như: Seoul (Hàn Quốc), Paris (Pháp), Volga (Nga),Thụy Sĩ, Tokyo (Nhật Bản), v.v…
Dưới đây, tôi xin đi sâu vào một số hạng mục công trình tâm đắc mà Dự án đề xuất đã đề cập:
1.Cụm tượng đài 9Rồng vàng cần phải có và rất hợp lý với cụm tượng đài này.
*Vị trí:Đặt tại bến Giang Tân cũ (nay là khu cây xanh đầu Đường Hoàng Quốc Việt,xế cổng Làng Bái Ân).Với diện tích 1.000 m², tượng đài cao từ 15 tới 20m. Diện tích, khu vực xây dựng tượng đài nơi đây có ý nghĩa lịch sử như Dựán đã đề cập.
* Thăng Long là biểu tượng Rồng vàng bay lên, đúng hàm ý của nhà Vua Lý Thái tổ khi thai nghén viết chiếu dời lô về Đại La.Song, ở Hà Nội, chẳng có biểu tượng nào Rồng bay lên.Nay có cụm tượng đài 9Rồng vàng được xây dựng là hợp với tâm niệm, khát vọng của hàng triệu con dân đất Việt.Nó có giá trị lịch sử và khoa học như bản Dựán đề xuất và một vài tham luận đã đề cập.Vấn đề còn lại là cụm tượng đài được thiết kế sao cho đẹp, có giá trị nghệ thuật, trường tồn vĩnh cửu với thời gian, đúng như câu thơ mà Tiến sĩ Hoàng Điệp đã dẫn:
Cửu Cửu Càn -Khôn dĩ định,
Long Thành Cẩm tú vạn thu ca.
2. Vấn đề thứ hailà cụm tượng đài hai nhà Vuatiền Lý,hậu Lý: Lý Nam Đế và Lý Thái Tổ.Theo tôi, đây là công trình tượng đài giữ vị trí quan trọng số 1 trong các hạng mục công trình.Nó nhất thiết phải có cụm tượng đài hai nhà Vua:Tiền Lý, hậu Lý mà bản Dựán đề xuất dự kiến đặt ở vị trí cuối Đường Hoàng Hoa Thám, đầu Đường Hoàng Quốc Việt -Lạc Long Quân, chỗ hiện nay đặt cột đèn chiếu sáng là hợp lý.Tôi đồng ý với ý kiến mà Dựán đề xuất đã nêu, rất có ý nghĩa lịch sử về không gian mà hai triều đại nhà Lý đã gặp nhau.Song vấn đề đặt ra ở đây là sự tạo tác hai tác phẩm nghệ thuật, ngoài giá trị văn hóa nghệ thuật bền vững thiên Thu, nó phải đạt được ý tưởng khí phách oaihùng, lẫm liệt của hai vị Vua:Nhà nước Vạn Xuân - Nhà nước Đại Việt.
3.Vấn đề thứ ba tôi quan tâm là cụm công trình cung cấp năng lượng điện cho các hoạt động văn hóa - nghệ thuật sinh hoạt dân sinh ở dọc hai bên bờ song.Ta biết rằng, dòng Sông Tô Lịch sau khi cải tạo cả không gian trên mặt đất và hệ thống cao tốc ngầm đều cần phải có nguồn điện năng.Nguồn điện năng đó phải được cung cấp liên tục 24/24h lấy từ đâu?Trong khi nguồn điện lưới Quốc gia còn thiếu hụt.Do vậy, giải pháp duy nhất như Dự ánđề xuấtđã đề cập là xây dựng giàn năng lượng Mặt trờinhư đã nói ở trên.Theo tôi, giải pháp này có hai giá trị và tiện ích:
Thứ nhất, tạo ra nguồn điện năng, chủ động bổ trợ cung cấp cho hoạt động văn hóa, dulịch của dòng Tô Lịch.
Thứ hai, đây là công trình biểu trưng cho nguồn năng lượng sạch của Thế kỷXXI mà người dân Thủ đô ít được chiêm ngưỡng.
Trên đây là một số hạng mục công trình, thiết chế văn hóa của Dự án đề xuất đã đề cập mà tôi rất tâm đắc.Ngoài ra, tôi rất tán thành, đồng ý với ý kiến của một số bản tham luận cho rằng việc đưa tiêu chí tuyển chọn các vị Vua của một số triều đại đóng trên đất Thăng Long - Hà Nội, và các nhân vật lịch sử cũng như những danh nhân văn hóa khác cần chọn lọc, cân nhắc kỹ lưỡng.
Tôi tán thành với quan điểm không nên tạc tượng, vẽ tranh tường gốm sứ về nhà Hồ - Hồ Quý Ly, nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn, mà chỉ nên để ở góc độ:Phù điêu,biên niên tóm tắt lịch. Lý do: Nếu quá dàn trải sẽ mất đi những những giá trị độc đáo, tiêu biểu, quan trọng về các triều đại, vị Vua, nhà quân sự, danh nhân văn hóa lỗi lạc.Từ đó, sẽ không tránh khỏi đặt các “chậu cây cảnh” bên cạnh “cây đa, cây đề”.
 Về tượng, cụm tượng đài, tranh tường gốm sứ, tôi tán thành quan điểm mà bản Dự ánđề xuấtđã nêu là cần thành lập hội đồng bao gồm các cơ quan có thẩm quyền, các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, nhà khoa học để chọn lọc những nhà Vua, danh tướng,danh nhân văn hóa thật tiêu biểu của mỗi Thời/Thời đại/Triều đại.Phần này cần tham khảo ý kiến của những chuyên gia giỏi chuyên môn của từng lĩnh vực giúp đỡ cho Dự án đề xuất lựa chọn chuẩn mực hơn.
Trên đây là một số ý kiến sơ bộ của tôi góp ý với Dự án đề xuất Cải tạo tổng thể Sông Tô Lịch và xây dựng các thiết chế văn hóa.

M.T.H