• 024.3511.2850
  • toasoan@vanhoavaphattrien.vn
  • Tìm kiếm
  • TS. Phạm Việt Long,
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Thời cuộc
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
  • Phát triển
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Nghiên cứu
    • Bài viết
    • Công trình
  • Nông nghiệp mới
    • Nông nghiệp và môi trường
    • Nông nghiệp sáng tạo
    • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Video
Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?
bien-dam-me-1-1652970747.jpg
 
bien-dam-me-2-1652970815.jpg
 

 

Anh đến với nghề tạo tác và mua bán cây cảnh như thế nào?

- Vào năm 1990 khi chỉ mới 14 tuổi tôi nhận ra mình có niềm yêu thích với cây cảnh, tôi tích cóp tiền, giấu giếm cha mẹ để mua 2 cây sanh với giá 85 nghìn đồng. Đến tuổi thanh niên khi đi bộ đội tôi bán 1 cây và 1 cây biếu cán bộ. Vốn sinh ra là con nhà nông nên gia đình, người thân đều ngăn cản sự yêu thích cây cảnh của tôi, họ cho rằng đó là thứ chơi của nhà giàu. Bởi vậy khi đi bộ đội về tôi đã đi làm nhiều nghề để kiếm đồng tiền trước mắt trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Đến năm 2008 nhận thấy thị trường cây cảnh rất tốt, tôi chính thức quay trở về làm cây, thời điểm đó chưa có điều kiện mua được nhiều cây nhưng tôi cũng phấn đấu dần. Mọi người trong gia đình thì vẫn luôn không ủng hộ tôi theo con đường này.

Tôi vẫn cứ đam mê và chinh phục công việc tạo tác cây cảnh. Quá trình làm nghề cũng từ yêu rồi mua và làm. Khi đam mê bản thân tự tìm hiểu trên sách vở cũng như nhìn mọi người làm rồi có những cái sáng tạo riêng cho mình.

Giai đoạn 2010 - 2012 thị trường cây bị trầm xuống tôi gặp khó khăn về kinh tế. Đến năm 2017 thì khá hơn tôi mua thêm đất và chuyển cơ sở để làm vườn hiện tại, bình thường tôi làm tại sân nhà mình. Trải qua thời gian sóng gió, từ đó trở đi kinh tế về cây phát triển tốt, từ lúc đó tôi cũng có một chút kinh tế và động lực để phát triển đến lúc này.

bien-dam-me-3-1652970977.jpg
 

 

Từ khi đến với nghề cuộc sống của anh đã có những thay đổi gì?

- Khi làm cây tôi nhận thấy tính cách của mình được thay đổi rất nhiều. Vốn trước đây tôi là một người có tính cách nóng nảy, đôi khi buông thả bản thân. Kể từ khi làm cây tôi rèn cho mình được tính tỉ mỉ, cẩn thận và cầu toàn hơn trong mọi việc. Mỗi khi có điều gì làm tôi nóng giận tôi lại đứng trước những bồn cây của mình tạo tác, tôi mải miết, say đắm ngắm nhìn rồi quên ngay những điều không hay ấy.

Đặc biệt khi tạo tác và buôn bán cây cảnh thu nhập của tôi đã cải thiện đáng kể, tính đến thời điểm này cuộc sống của tôi và gia đình có thể nói là khá giả hơn. Trước đây tôi còn đi đục gỗ, làm thợ cắt tóc để kiếm thêm thu nhập nhưng ngày nay thu nhập chính của tôi hoàn toàn từ nghề tạo tác và buôn bán cây cảnh.

Khi tham gia vào lĩnh vực cây cảnh tôi cũng có cho mình thêm nhiều người bạn mới cùng đam mê khắp mọi nơi. Chúng tôi thường trò chuyện với nhau về cách chăm bón, và tạo hình cho cây như thế nào.

bien-dam-me-4-1652971104.jpg
Anh Nguyễn Đình Quyền (bên trái) trò chuyện với những người bạn trong nghề làm cây

 

Được biết tác phẩm “Thần Tài” đem đi “Triển lãm sinh vật cảnh Thủ đô năm 2022” cũng chính là tác phẩm đạt Giải Vàng tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội – Lần thứ nhất năm 2019, anh hãy chia sẻ về quá trình tạo ra tác phẩm đó?

- Đây là một tác phẩm tôi vô cùng yêu thích, nó bắt đầu được tạo tác cách đây khoảng 8 năm, ban đầu chỉ là một cái phôi khi tôi mua về rồi tôi chăm sóc, uốn nắn, chỉnh sửa để tạo ra tác phẩm. Mỗi một cây, mỗi một tác phẩm đều có cái đẹp riêng, tác phẩm “Thần Tài” vốn là cây trực, cây trực nói về làm cây cảnh là cây khó làm nhất trong các loại cây, nó như một con người thẳng thắn, mạnh mẽ khó có thể bị uốn nắn. Vì khó làm nên khi đã làm được mình sẽ thấy cây có giá trị vô cùng.

Mỗi người tạo tác cây khi đạt đến một mục đích nào đó thì sẽ đặt tên riêng cho tác phẩm của mình. Sở dĩ đặt tên tác phẩm là “Thần Tài” vì tôi muốn khi mọi người nhìn thấy nó sẽ như nhìn thấy một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình.

bien-dam-me-5-1652971218.jpg
Giấy vinh danh “Nghệ nhân, doanh nhân, chủ trang trại và nhà vườn tiêu biểu toàn quốc” của anh Nguyễn Đình Quyền

 

Thưa anh, những khó khăn gặp phải trong quá trình theo đuổi đam mê của anh là gì?

- Điều khó khăn nhất khi tôi bước vào nghề đó chính là thiếu kinh tế, vốn không được người thân, gia đình ủng hộ nên tôi phải tự bươn chải, kiếm tiền, tích cóp dần dần để mua cây về tạo tác.

Bên cạnh việc khó khăn về kinh tế, tôi cũng cần phải trau dồi thêm nhiều kiến thức về chăm sóc cây bởi cây cũng giống như một đứa trẻ vậy, trong quá trình nó lớn lên cũng có lúc ốm đau, bệnh tật. Chúng ta cần biết bắt bệnh cho cây để kịp thời chữa trị. Để một đứa trẻ lớn lên có phẩm chất tốt ta cần nuôi dạy, rèn giũa tốt từ khi còn nhỏ. Cây cũng vậy phải được chăm sóc thường xuyên và tạo hình từ bé mới có thể tạo ra hình dáng đẹp được.

Lời khuyên anh muốn nhắn nhủ tới những người có ý định tham gia lĩnh vực này?

- Thực tế để làm tốt công việc tạo tác và buôn bán cây cảnh thì không chỉ có niềm đam mê mà cần có kinh tế và kiến thức vững vàng để ta có thể theo nghề. Trước đây thì công nghệ chưa phát triển như bây giờ nên ngày nay mọi người có thể học hỏi nhiều hơn trên các trang mạng xã hội về cách chăm sóc và tạo tác cây. Quan trọng nhất là ta có những sáng tạo riêng cho tác phẩm của mình thì mới có giá trị cao.

Những cây cảnh cần hội tụ 4 tố chất Cổ - Kỳ - Mỹ - Văn để tạo ra một tác phẩm có giá trị. “Cổ” nghĩa là cây lâu năm, cây cổ thụ, cây lâu năm thì càng quý hiếm. “Kỳ” bao hàm ý nghĩa kỳ lạ, kỳ công và kỳ thú, ý chỉ rằng cây cảnh đó mang trong mình nét lạ thường của tự nhiên nhưng được người chơi chăm sóc tỉ mỉ rồi mang đến sự kỳ thú lạ thường cho người thưởng lãm. “Mỹ” chính là vẻ đẹp riêng của cây cảnh. “Văn” ở đây thể hiện yếu tố “tâm hồn” trong một tác phẩm, chúng ta có thể hiểu nôm na, chất “văn” trong một cây cảnh là sự thể hiện ý tưởng của người chế tác.

bien-dam-me-6jpg-1652971332.jpg
 

 Thiết kế & Concept: Bình An 

Nguyễn Thị Diệu Huyền

Đối tác

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng biên tập: TS. Phạm Việt Long

Phó Tổng Biên tập (thường trực): Nhà báo Vũ Xuân Bân

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Trưởng Ban Chuyên đề: Ths. Vương Xuân Nguyên

Trưởng Ban Phóng viên: Nhà báo Vũ Gia Hà

Giấy phép hoạt động báo chí số: 247/GP- BTTTT ngày 07/5/2021 của Bộ TT&TT

Địa chỉ: Số 9 ngõ 26, phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3511.2850 - Hotline: 0846 460 404. Email: tcvanhoaphattrien@gmail.com

Website: https://vanhoavaphattrien.vn/

Văn phòng Đại diện tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

Trưởng VPĐD: Cử nhân Luật Phan Xuân Bính | Điện thoại: 0283.535.2727 - 0865.285.555 | 89/5D, thôn 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, TP.HCM | Email: vanhoaphattrien.vpmn@gmail.com.

Cơ quan Đại điện tại miền Trung - Tây Nguyên

Trưởng CQĐD: Nhà báo Trần Văn Thiện | Điện thoại: 0938.256.768 | Số 40A, Tạ Quang Bửu, Thuận Thành, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế.

Cơ quan Đại diện tại khu vực Bắc Miền Trung 

Trưởng CQĐD: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa | Điện thoại: 0904.894.444 | Email: toasoan@phuongnamplus.vn | Số 146, Hồng Bàng, TP.Vinh, Nghệ An.

Văn phòng Đại diện Tây Bắc

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Thị Minh Long | Điện thoại: 0906.199.909 | Thôn Đồng Gội, xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Văn phòng Đại diện các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc - Văn phòng Đại diện tại tỉnh Vĩnh Phúc 

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng | Điện thoại: 0915.323.789 | Email: toasoanvanhoaphattrien@gmail.com | Số 1, Lê Lợi, Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên,  Vĩnh Phúc.

THEO DÕI

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký