Ăn Tết ta hay Tết tây

Nguyễn Văn Thùy

24/01/2022 07:14

Theo dõi trên

Dịp Tết âm một  số năm gần đây, lại thấy một  số báo đăng lời MỘT số vị nói rằng nước  Việt Nam ta nên têt  ăn dương lịch, không ăn tết  âm lịch nữa , mà gộp chung vào ngày tết dương lịch.

Họ quan niệm là ăn Tết theo Dương lịch cho nó văn minh như người Tây , rồi đỡ lãng phí thời gian, tiết kiệm...họ nói như nước Nhật gần đây bỏ Tết âm mà ăn Tết tây.

tet-tay-1642983191.jpg
Ảnh minh họa do tác giả lựa chọn

 

Báo đăng, họ nói là quyền của họ.

  TÔI NGHĨ :

  1. TẾT TA

  Còn gọi là Tết NGUYÊN ĐÁN ( âm lịch) .

  Mở đầu bằng mồng một tết,  ngày có Trăng đầu tháng.

  Ta biết:

  - Nguyên là mở đầu

  - Đán là ngày

  Nguyên Đán là ngày mở đầu của một năm .

  Năm âm lịch vận hành theo tiết trời,  với 4 mùa Xuân, Hạ,  Thu , Đông .

 - Mùa Xuân: từ tháng 1- 3 , tiết trời ấm áp, các loại hoa phần nhiều bừng nở, có mưa Xuân nhè nhẹ bay bay .

 - Hạ đến : nóng nực, có mưa mùa Hạ.

 -  Thu về : trời mát, có mưa ngâu,  có " giọt mưa Thu thánh thót rơi "

   - Mùa Đông: rét buốt,  có mưa phùn gió bấc.

  VỀ HOA, đại diện đặc trưng  có :

  Hoa MAI Vàng miền Nam.

  Hoa Đào miền Bắc.

  Trời đã định thế rồi, rất phù hợp với nước ta.

  Bao nhiêu áng văn, thơ,  nhạc, họa đã viết về 4 mùa, không thể kể hết ra được.

  2. LỊCH ÂM, LỊCH DƯƠNG

  - Lịch Âm, lịch theo chu kỳ MẶT TRĂNG :

    " Mồng một lưỡi trai

    Mồng hai lá lúa

     Mồng ba câu liêm...

     Mười Rằm trăng náu

     Mười sáu trăng treo...".

  - Lịch dương: theo Mặt Trời .

   Mặt Trời ngày nào cũng như ngày nào, cứ tròn đều tỏa sáng từ bình minh đến hoàng hôn, như hằng số.

   3. ĐÊM GIAO THỪA :

  - Thời khắc chuyển năm cũ sang năm mới gọi là GIAO THỪA, vào lúc tối như đêm 30 ( tháng thiếu thì 29) . Giờ phút ấy THIÊNG LIÊNG lắm. Thời khắc ấy đất trời hội tụ âm dương, những huyền bí của Tạo hóa mà con người chưa hiểu biết được.

 - Nếu ăn Tết Dương lịch, đêm giao thừa mở đầu năm mới ngày 01 tháng 01 dương lịch,  biết đâu đúng hôm ấy lại là Trăng Rằm trời sáng vằng vặc thì :

  CHÁN BỎ XỪ , có lẽ vô duyên và mất linh.

   4. VỚI NHÂN SINH

   - LỊCH TÂY và TUỔI ĐỜI  :

   Tính tuổi con người theo ngày sinh ra , được bao nhiêu tính bấy nhiêu.

  Ví dụ : phương Tây sinh 20/6/1980 đến đúng ngày 20/6/2022

  Họ mới tính tuổi :

   2022 - 1980 = 42 tuổi.

 Cho đến ngày 19/6/2023 , họ vẫn tính là 42 tuổi

   - TUỔI TA  :

  Từ Tiền nhân đến hiện nay,  người ta quan niệm rằng khi được thụ thai , tức là đã có mầm sống của con người , sinh linh ấy ở trong bụng Mẹ đã là một con người.

  Với khoa học được cho là rất đúng.

  Vì vậy TUỔI của con người,  được xác định khi ÂM DƯƠNG GIAO HÒA, kết quả thụ thai, bắt đầu tính từ thời khắc ấy.

 Với cách tính như ở  ví dụ trên thì người ấy tuổi là :

  Trong bụng Mẹ : 1 + 42 = 43 tuổi.

  Khi họ vượt qua ngày 20/6/2022 chỉ 1 ngày,  tức là bước sang tuổi mới, thì được coi là: 

   43 +1 = 44 tuổi .

  5. KẾT LUẬN :

Tết ta với Mùa Xuân về,  với truyền thống cổ truyền của dân tộc ta , người Việt Nam.

   Tôi thấy cứ giữ TẾT TA như thế này là tốt nhất.

 Tất nhiên Tết phải lành mạnh, mọi nhà có nén nhang , mâm cỗ cúng mời các Cụ,  các Tổ tiên về ăn Tết với gia đình con cháu. Tết không nên xa hoa lãng phí,  không tranh thủ hội hè hình thức, mê tín dị đoan.

Chấp hành giao thông tốt,  đi lại thượng lộ bình an.

  Tôi tin rất nhiều người ỦNG HỘ ăn Tết ta như xưa đến nay.

  Tôi rất ỦNG HỘ.

  Các bạn ơi !

   Các bạn HÃY NGHE BÀI HÁT ĐẦY NAO NỨC , như:

  - Xuân ơi,  Xuân đã về

 - Tết, Tết, Tết đến rồi

 - ...

 - Biết bao bài nữa bao la, bát ngát.

  Nhân dịp năm mới tôi xin Chúc các gia đình, các anh chị em và các bạn đón năm mới NHÂM DẦN 2022 , Hạnh Phúc, An Khang , THỊNH VƯỢNG.

Theo Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Ăn Tết ta hay Tết tây" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn